Bằng giả và tiếc nuối thật

Bằng giả và tiếc nuối thật, bởi những người giỏi thực sự sẽ không có cơ hội vào được những chỗ trọng yếu để đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội.

Hình minh họa.

Tôi nhận được cái tin nhắn quảng cáo làm bằng đại học, cao đẳng, bằng cấp 3… lại còn cam kết đảm bảo hài lòng. Và cho số điện thoại liên hệ.

Giật cả mình. Từ trước đến nay vẫn biết là người ta làm được đủ loại bằng giả, nhưng phải bí mật, phải có người dẫn mối, chứ không thể ngờ rằng nó lại công khai, dễ dàng và trắng trợn đến thế.

Thảo nào, vài bữa lại khui ra một nhân vật sử dụng bằng giả. Nhưng đáng tiếc ở chỗ, sự việc chỉ được phanh phui khi họ bị ngã ngựa, nhân đó công chúng mới biết tới vụ bằng giả. Chứ có mấy ai bị phát hiện trước khi bổ nhiệm.

Một nhà giáo đã nói, bằng giả có nhiều loại. Loại không học mà cũng có bằng. Loại học chẳng ra gì mà cũng được cấp bằng. Lại có loại học thật, bằng thật mà chẳng có đóng góp gì cho xã hội. Thảo nào, lắm giáo sư, nhiều tiến sĩ thế, mà nông dân vẫn cứ phải tự loay hoay chế tạo nông cụ.

Bằng giả lộng hành phải chăng vì cách chúng ta tuyển chọn, sử dụng con người chưa phải dựa vào thực tài, mà mới chỉ nhìn vào bằng cấp.

Vào vị trí này, cần phải có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Vấn đề là tiến sĩ thật chưa chắc đã được nhận, mà cần phải có những yếu tố khác.

Và chính các yếu tố khác đó mới quan trọng, không phải ai cũng có, còn bằng cấp thì vẫn mua được, chạy được. Chứ nếu dựa vào kiến thức, năng lực thật, thì làm sao lại tuyển những người tốt nghiệp đại học mà không viết nổi một lá đơn, một bản báo cáo.

Đến cả kết quả thi, kết quả giám định sức khỏe tâm thần cũng làm giả được, nói gì đến một tấm bằng. Nhận ra điều đó không phải để bi quan, hay buông xuôi chẳng chịu học hành, phấn đấu gì để mình cũng thành ra như họ.

Trái lại, càng lắm thứ giả, mình lại càng phải cố gắng học hành cho tử tế. Có thể phải chịu thiệt thòi đấy, không xin được vào những chỗ ấm êm, nhiều lợi lộc bằng những người có bằng giả. Nhưng chắc chắn, người giỏi thực sự bao giờ cũng tìm được lối đi riêng của mình, tự khẳng định mình.

Chỉ tiếc rằng, nếu vào những vị trí trọng yếu đó, người giỏi thực sự có thể đóng góp sức mình rất nhiều cho sự phát triển của một ngành, của đất nước… sẽ để lại dấu ấn, tạo ra bước nhảy vọt. Đằng này, tài năng thực sự của họ bị từ chối, phải nhường cho những người không xứng đáng. Thế nên, tiếc là tiếc cho đất nước.

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top