<p align="justify"><span><span><span>Theo đơn của các hộ dân sống quanh khu vực núi Thơm, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi đến Báo Tài nguyên & Môi trường, </span></span></span><span><span><span>họ đều là những người được Nhà nước động viên, tạo điều kiện để về vùng đất này khai hoang, xây dựng kinh tế mới, là những người đầu tiên có mặt ở vùng đất này từ hàng chục năm trước. Nhưng khi cuộc sống của họ đang bình yên thì Công ty CP Khoáng sản Vũng Tàu đến thực hiện khai thác đá ở trên khu vực núi Thơm. Kể từ đó, họ phải sống trong khói bụi, ô nhiễm, tiếng ồn, nhà cửa nứt nẻ vì những trận “động đất” khi mỏ đá đánh mìn. Việc các xe tải hạng nặng chạy rầm rập suốt ngày đêm cũng đe dọa không nhỏ đến an toàn giao thông trong vùng.</span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="56786166 426641668145436 7579604133309579264 n" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/09/56786166_426641668145436_7579604133309579264_n(1).jpg" /> <figcaption>Khu đồi núi đã được doanh nghiệp khai thác khoét sâu sau 20 năm</figcaption> </figure> </div> <p align="justify"><span><span><span>PV báo đã đến tận hiện trường tìm hiểu sự việc, ghi nhận ý kiến của người dân. Tại đây, người dân đã chỉ cho PV những mảng tường, cột nhà nứt nẻ mà theo họ là do rung chấn đánh mìn từ mỏ đá. </span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Cựu chiến binh Nguyễn Văn Lõi (81 tuổi) cho biết, ông là một trong những người đầu tiên về vùng đất này khai hoang. Nhiều năm nay, kể từ khi mỏ đá đi vào hoạt động, ông và các hộ dân khác đã phải sống trong khổ sở, đã nhiều lần dân tự phát kéo vào mỏ đá phản đối hay nêu ý kiến trong các cuộc tiếp xúc cử tri, tuy nhiên chuyện đâu vẫn nguyên đó, không có gì thay đổi.</span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="56749211 582593202224144 6493192237390757888 n" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/09/56749211_582593202224144_6493192237390757888_n_1(1).jpg" /> <figcaption>Ông Nguyễn Văn Lõi chỉ tay về phía sau đồi tỏ ra lo lắng với tin có thể doanh nghiệp khai thác trở lại</figcaption> </figure> </div> <p align="justify"><span><span><span>Theo ông Lõi, người dân đã nhiều lần gửi đơn thư lên các cấp chính quyền, phản ánh trực tiếp việc khai thác đá trên núi Thơm gây ô nhiễm, việc nổ mình gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã không có biện pháp giải quyết triệt để, sau nhiều lần thanh kiểm tra vẫn không có gì thay đổi. Nhà ông bị chấn động do nổ mìn nứt nẻ hết. Nhiều hộ dân trong vùng thấy quá nguy hiểm và không chịu được ô nhiễm nên đã dời đi nơi khác. </span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Cạnh nhà ông Lõi, bà Nguyễn Thị Lê cũng cho biết, doanh nghiệp khai thác đá đánh mìn khiến nhà bà nhiều lần rung chuyển, nứt nẻ, xong chỉ bồi thường cho 5 triệu đồng, không đủ để khắc phục. Các xe tải hạng nặng chạy rầm rập cũng rất nguy hiểm, đã nhiều lần bà đi đường gặp xe tải chạy và bị ép ngã. "Chúng tôi đã phản ánh nhiều lên cơ quan chức năng nhưng không có kết quả”, bà Lê nói.</span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="56457800 2272262366174254 7700392967453802496 n" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/09/56457800_2272262366174254_7700392967453802496_n(1).jpg" /> <figcaption>Cặp vợ chồng già ngồi than thở với PV về việc cuộc sống bị ảnh hưởng từ mỏ đá</figcaption> </figure> </div> <p align="justify"><span><span><span>Nhà cách núi Thơm chừng vài trăm mét, đối diện với công trường khai thác đá, ông Nguyễn Văn Tiềm cho biết những lần doanh nghiệp đánh mìn và xay đá hay làm gì đó ông không rõ, bụi bốc lên nghi ngút, nhà ông bị phủ lớp bụi trắng xóa, hoa màu, cây cối đều bị nhuộm trắng. Trước đây, nhà ông đổ trụ định xây 2 tầng, tuy nhiên vì công ty đánh mìn làm rung chuyển, nứt nẻ hết các cột trụ, khiến kết cấu yếu đi. Các tổ thợ đều khuyên không nên xây gác nếu không nhà sẽ có nguy cơ sập. "Chúng tôi rất sợ việc doanh nghiệp gia hạn khai thác mà không có giải pháp nào khắc phục tồn tại, đảm bảo quyền lợi và an toàn tính mạng cho cư dân trong vùng”, ông Tiềm bày tỏ.</span></span></span><br /> </p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="56659922 2658499540831302 2284437137023565824 n" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/09/56659922_2658499540831302_2284437137023565824_n(1).jpg" /> <figcaption>Người dân cho xem nhà cửa nứt nẻ phải trám lại</figcaption> </figure> </div> <p align="justify"><span><span><span>Gần đây, sau khi người dân có đơn thư và phản ánh nhiều hơn, họ mới thấy mỏ đá tạm thời im ắng một thời gian ngắn. Họ lo sợ doanh nghiệp tiếp tục khai thác mà không có biện pháp nào khắc phục tồn tại để đảm bảo an toàn cho họ. Người dân trong vùng sẽ tiếp tục phải sống trường kỳ trong ô nhiễm, “động đất” và sợ hãi bất an mỗi khi ra đường.</span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Người dân cho biết, hơn 10 năm qua, họ đã phản ánh với chính quyền thôn xã về việc này nhưng không thấy ở trên giải quyết. Vì họ là những người nông dân kém hiểu biết và ít quan hệ ra ngoài nên họ cũng chẳng biết kêu cứu tới đâu. Mãi gần đây mới có dịp phản ánh tới cơ quan chức năng.<br /> Họ mong sao chính quyền địa phương giải quyết giúp họ những tồn tại vướng mắc. Nếu mỏ đá không đảm bảo được sự an toàn cho người dân thì phải ngừng cấp phép. Trong trường hợp mỏ đá hoạt động trở lại, phải có biện pháp di dời bồi thường cho họ thỏa đáng để sang chỗ ở mới. Nhiều năm qua họ muốn bỏ xứ đi nơi khác nhưng chẳng biết đi đâu.</span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="56382719 793719931006267 6490169740055543808 n" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/09/56382719_793719931006267_6490169740055543808_n_1(1).jpg" /> <figcaption>Khu xay đá</figcaption> </figure> </div> <p align="justify"> </p> <p align="justify"><span><span><span>Cũng theo quan sát của PV dọc các tuyến đường, một số gia đình xây dựng nhà cửa xong nhưng đã bỏ đi từ nhiều năm trước. Nhiều căn nhà hoang nằm trơ trọi đóng cửa im lìm. Đi sâu vào trong một đoạn cách nhà dân vài trăm mét là khu mỏ rộng lớn được doanh nghiệp khai thác khoét sâu như một lòng hồ.</span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Những nơi chưa khai thác hiện nguyên hình là những khối núi đá cao. Đây là mỏ núi đá Puzerlan (phụ gia xi măng). Công ty CP Khoáng sản Vũng Tàu được cấp phép từ năm 1998 trong thời hạn 20 năm. Giấy phép đã hết hạn tháng 6 năm 2018 và đến nay doanh nghiệp đang làm các thủ tục xin cấp phép trở lại. </span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Trả lời PV, Chủ tịch UBND xã Long Tân cho biết, UBND xã Long Tân đã nhận được phản ánh về việc gây ô nhiễm khói bụi, nổ mìn trong quá trình khai thác đá của Công ty CP Khoáng sản Vũng Tàu thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri và mới đây cũng đã nhận được đơn thư kêu cứu của người dân.</span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="56563183 552178115271865 4680468614002769920 n" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/09/56563183_552178115271865_4680468614002769920_n(1).jpg" /> <figcaption>Ông Nguyễn Văn Tiềm bày tỏ nỗi lo lắng</figcaption> </figure> </div> <p align="justify"><span><span><span>Cũng theo ông Phúc, mỏ đá này thực chất đã hết phép hoạt động. Hiện các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang đánh giá, xem xét về việc có nên cấp phép trở lại cho mỏ hay không. Mới đây huyện cũng đã họp để ghi nhận các ý kiến. Tuy nhiên, xã cũng cho rằng cần đánh giá lại sự ảnh hưởng đối với dân cư. Nếu đảm bảo được an toàn cho dân thì có thể tiếp tục. Nếu không được thì xã cũng sẽ đề nghị ngừng cấp phép.</span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Ông Nguyễn Văn Thành (cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đất Đỏ) cũng xác nhận mỏ đá này đã hết hạn cho phép hoạt động vào tháng 6 năm ngoái. Doanh nghiệp đang xin phép khai thác tiếp. Doanh nghiệp đã hoàn thành nhiều thủ tục. Huyện Đất Đỏ cũng đã nhận được đơn của người dân. Sắp tới, huyện, xã sẽ có những cuộc đánh giá, tìm hiểu tại địa bàn rồi sẽ có báo cáo, đề xuất lên tỉnh.</span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hội (đại diện Công ty CP Khoáng sản Vũng Tàu) cho biết, kể từ khi được cấp phép, Công ty này đã nhiều lần thay đổi, xuất nhập từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, hoạt động khá thất thường nên không khai thác được nhiều. Sau khi hết phép, doanh nghiệp đã tạm ngừng khai thác. Việc người dân thấy doanh nghiệp vẫn hoạt động gần đây là thu gom lại sản phẩm đã khai thác trước đó. Điều này không trái luật. <br /> Ông Nguyễn Văn Hội cũng cho rằng, việc khai thác của công ty không ảnh hưởng quá mức đến người dân như họ phản ánh. Không thừa nhận việc khai thác gây hại nhưng chính ông Hội lại xác nhận công ty đã một số lần họ và bồi thường hỗ trợ cho người dân. </span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>PV đặt câu hỏi về việc nếu sắp tới khai thác trở lại thì biện pháp đảm bảo cho người dân thế nào? Với khu mỏ được cấp phép 20 năm mà vẫn chưa xong, nay lại tiếp tục khai thác kéo dài gây ảnh hưởng đời sống người dân, đường sá nhà nước, vậy năng lực của doanh nghiệp thế nào? Vị đại diện doanh nghiệp đã không trả lời được.</span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Cũng theo tìm hiểu, trong Nghị quyết của HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2016 và điều chỉnh bổ sung năm 2018 về quy hoạch khu vực khai thác khoáng sản, không thấy nhắc đến mỏ ở khu vực Núi Thơm hay xã Long Tân của huyện Đất Đỏ. Tuy nhiên, trong cuộc họp mới đây, huyện Đất Đỏ lại viện dẫn quy hoạch từ năm 2010 cho rằng mỏ nằm đúng quy hoạch?!. </span></span></span></p> <p align="justify"><span><span><span>Không chỉ ở Núi Thơm, năm 2018, báo chí từng phản ánh về việc Công ty Khoáng sản Vũng Tàu bị người dân khu Núi Đất, ấp Phong Phú, xã Long Phước, TP Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) tố về việc làm mất lối đi lại, vận chuyển nông sản. Nguyên nhân là công ty đã múc luôn con đường duy nhất dẫn vào nhà họ.</span></span></span></p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bà Rịa-Vũng Tàu: Dân kêu khổ vì mỏ đá 20 năm
Theo phản ánh, nhiều năm qua người dân sống quanh khu vực núi Thơm (Bà Rịa – Vũng Tàu) phải sống trong tình trạng khói bụi, nơm nớp lo sợ khi doanh nghiệp nổ mìn khiến nhà rung như “động đất”, xe cộ chạy rầm rập suốt ngày đêm.
Công ty bột giấy bị bắt quả tang xả thải trực tiếp ra môi trường
Bộ TN&MT sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước
Nối vòng tay lớn bảo vệ môi trường Trái đất
Bộ Tài nguyên và Môi trường lên tiếng việc bổ nhiệm em trai Bộ trưởng
Doanh nghiệp ngoại vô tư “bức tử môi trường”
Đồng Nai: Mặt đường lún, nứt toác sau 2 năm sử dụng
Người dân xã Sông Thao phản ánh tuyến đường C2 kết nối giao thông giữa xã Sông Thao với xã Tây Hòa (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) gần đây xuất hiện nhiều vết lún, nứt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Cần xem lại cách sử dụng buýt BRT hợp lý chưa?
“Việc lựa chọn BRT đã từng được nghiên cứu và thí điểm, triển khai nhưng thực tế vấn đề khai thác chưa hợp lý, cần phải kiểm điểm, xem lại cách sử dụng đã hợp lý chưa?”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nhận định.
Bắc Kạn tăng cường bảo vệ môi trường trong quản lý rác thải sinh hoạt
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tiếp tục có chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý rác thải sinh hoạt, chất thải nhựa.
Hà Nội "khoác áo mới" cho phố Tràng Tiền
Việc cải tạo, chỉnh trang toàn bộ mặt tiền ở phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dự kiến hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2024.
"Hô biến" bãi rác thành sân chơi "xanh" giữa lòng Thủ đô
Được hồi sinh từ khu đất hoang ngập ngụa rác thải dưới chân cầu Long Biên, công viên rừng Phúc Tân (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được cải tạo thành không gian công cộng đa chức năng.....
Loạt ao, đầm ven hồ Tây rút nước cạn trơ đáy, mặt đất nứt toác
Loạt đầm, ao ven hồ Tây: Đầm Đông, Đầm Trị, ao Thuỷ Sứ, ao chùa Kim Liên,....(phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) hiện đang được rút nước, cạn trơ đáy như sa mạc kèm mùi tanh của bùn.
Đà Nẵng nâng cấp công viên hơn 673 tỷ đồng gần như chưa thể khởi công?
Trong dự án, hồ nước ở Công viên 29/3 sẽ được hút cạn, nạo vét. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm được vị trí đổ hàng trăm ngàn khối bùn nạo vét từ lòng hồ.
Nhiều làng nghề tái chế bị vây quanh bởi những núi rác nhựa khổng lồ
Ngày 25/1, Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Đại học Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm " Phế liệu nhựa nhập khẩu ".
Thái Nguyên: Loạt dự án chậm tiến độ có được xử lý?
Với nhiều dự án "treo", dự án chậm tiến độ kéo dài nhiều năm gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khiến quyết tâm xử lý của tỉnh Thái Nguyên bị ngờ
Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý 'cát tặc' trên sông Hồng
Trước phản ánh của dư luận về "cát tặc" ngang nhiên khai thác cát trên sông Hồng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin báo chí phản ánh về tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Hồng qua địa bàn huyện Đông Anh.