Ai chịu trách nhiệm BV Chợ Rẫy, Việt Đức, Bạch Mai “cạn” vật tư y tế…?

“Đương nhiên trách nhiệm thuộc về lãnh đạo các cơ sở y tế và lãnh đạo ngành y tế, cùng các bộ, ngành liên quan”, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết.

Ghi nhận đến thời điểm hiện nay cho thấy, một số bệnh viện tuyến cuối như: Hữu nghị, Việt Đức cạn kiệt hoá chất tồn kho phục vụ xét nghiệm, cấp cứu nên phải hạn chế mổ phiên, duy trì mổ cấp cứu từ ngày 1/3. Bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai phải gửi bệnh nhân đi nơi khác chụp, chiếu, xét nghiệm do vướng mắc trong mua sắm…Cùng đó, nhiều bệnh viện lớn đối mặt tình trạng "chảy máu chất xám" do cơ chế hiện hành khiến thu nhập của y bác sĩ giảm nhiều.

Nguyên nhân tình trạng trên là gì? - PV Khoa học và Đời sống có cuộc trao đổi với Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.

Đại biểu Phạm Văn Hoà- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.

Đại biểu Phạm Văn Hoà- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.

Ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh

Thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện tuyến cuối sẽ ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh và trực tiếp bệnh nhân thế nào?

Tình trạng này không phải mới, mà diễn biến từ năm 2022. Quốc hội, Chính phủ cùng Bộ Y tế và các bộ, ngành đã nỗ lực vào cuộc tháo gỡ.

Việc các cơ sở y tế thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế ở các bệnh viện lớn, tuyến cuối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khám, chữa bệnh và người bệnh. Nếu không đủ hóa chất để xác định chẩn đoán và không đủ vật tư y tế tiêu hao để điều trị cho người bệnh, thậm chí bệnh viện phải tạm ngưng hoạt động.

Theo ông, nguyên nhân gây nên tình trạng này do đâu?

Bên cạnh nguồn cung thị trường, thì do vướng mắc liên quan một số nghị định, thông tư. Trong đó, có các vấn đề về giá các gói thầu, vấn đề xã hội hóa, mượn, thuê thiết bị y tế.

Nguyên nhân nữa là thời gian qua có rất nhiều sai phạm liên quan tới lĩnh vực mua sắm thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế do chưa thực hiện đúng quy định, quy trình tổ chức đấu thầu, đấu giá. Việc này dẫn đến tình trạng nhiều giám đốc bệnh viện, cũng như những người làm công tác đấu thầu, bác sĩ không có chuyên môn về tài chính lo ngại vướng vòng lao lý giống như một số người “tiền nhiệm”.

Nếu làm đúng, làm đàng hoàng, tử tế, mời tư vấn, giám sát, công khai, minh bạch, không nhận hối lộ, không nhận tiền hoa hồng, lại quả…nếu có sai cũng không đến mức bị xử lý. Bởi bản thân đâu có vụ lợi, cho nên nếu có lợi cho công tác khám chữa bệnh, có lợi cho người bệnh thì cứ mạnh dạn làm, miễn là không được tư lợi như các giám đốc bệnh viện trước đây từng nhúng chàm.

Ai chịu trách nhiệm khi các bệnh viện “cạn” vật tư y tế?

Đương nhiên trách nhiệm của việc này thuộc về lãnh đạo các cơ sở y tế và lãnh đạo ngành y tế cùng các bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, một thực tế, trước giờ các cơ sở y tế vẫn đấu thầu, đấu giá thuốc bình thường. Bây giờ lại cho rằng do quy định, cơ chế…nhưng thực tế có rào cản nào khác đâu.

Nếu làm hoàn toàn không có tiêu cực, không ưu ái một nhà thầu nào, có sai cũng được chiếu cố do khách quan, chứ không phải do chủ quan. Một số quy định gây khó khăn là có thật và Nhà nước cũng rất cởi mở, tìm cách tháo gỡ.

Các bệnh viện đang đối mặt với “chảy máu chất xám” do cơ chế, vậy vấn đề này cần hiểu sao cho đúng?

Các chính sách, chế độ cho đội ngũ y bác sĩ đều đã có quy định. Việc chuyển từ bệnh viện công sang tư làm vì nhiều tiền hơn là quyền lợi chính đáng của họ.

Ở bệnh viện công, thu nhập không đầy đủ, trong khi viện tư đáp ứng tốt hơn thì họ có quyền dịch chuyển. Nhưng cơ chế, chính sách của Nhà nước quy định như vậy, chúng ta vẫn phải tổ chức thực hiện sao cho đầy đủ, rạch ròi.

Thực ra, làm ở bệnh viện công hay tư cũng là điều trị cho bệnh nhân.

Xin cảm ơn đại biểu Phạm Văn Hòa về cuộc trao đổi trên!

Nguyên nhân chính là do vướng cơ chế và vướng các văn bản pháp quy

“Nguyên nhân chính là do vướng cơ chế và vướng các văn bản pháp quy. Bệnh viện Bạch Mai đã hết sức nỗ lực trong điều kiện khó khăn, thiếu trang thiết bị, thiếu vật tư, thiếu thuốc trong thời gian vừa qua. Hiện tại Bệnh viện vẫn đang làm và vướng chỗ nào thì làm văn bản báo cáo Bộ Y tế và các cấp có thẩm quyền sửa đổi, kịp thời phục vụ công tác mua sắm thuốc, đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư phục vụ người dân. Bệnh viện mong các cấp, các ngành chức năng sớm vào cuộc giúp cho ngành y tế, các bệnh viện có các văn bản pháp quy hợp lý, tạo hành lang pháp lý chuẩn để chúng tôi tự tin khám chữa bệnh cho người bệnh”.

PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Rà soát sửa đổi Thông tư số 15/2020/TT-BYT

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế rà soát sửa đổi Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 về danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá với quan điểm tập trung đấu thầu ở Trung ương (quốc gia) đối với danh mục thuốc phần lớn các bệnh viện có nhu cầu sử dụng phổ biến, tỷ trọng lớn, đảm bảo thống kê được 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giảm được giá, chi phí khám chữa bệnh cho người dân, có thể điều tiết giữa các địa phương, giữa các bệnh viện; các địa phương, bệnh viện, các cơ sở y tế thực hiện đấu thầu đối với các danh mục còn lại; ban hành Thông tư trước 15/4/2023.

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
back to top