70% người mắc suy giãn tĩnh mạch chân là phụ nữ

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỷ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Các triệu chứng thường thấy như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

khanh-24.jpg
Lương y Phạm Ngọc Khánh.

Theo Lương y Phạm Ngọc Khánh, Phòng khám YHCT Phước An Đường, suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới.

Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỷ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.

Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da, gây loét da cẳng chân, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài các dấu hiệu trên, những tĩnh mạch nông dưới da ở cẳng chân và đùi giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân. Lâu ngày, các tĩnh mạch này giãn to.

“Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới do những nguyên nhân sau: Phụ nữ thường mang giày cao gót và với thói quen ngồi bắt chéo chân cũng dễ làm tổn thương thành mạch chi dưới. Giày cao gót khiến lực tập trung ở ngón chân thay vì dàn đều khắp bàn chân, đưa đến lực đẩy máu từ chân về tim giảm đáng kể”, Lương y Khánh nhận định.

Trong quá trình mang thai, ngoài việc nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ biến đổi, gây ra tình trạng gia tăng progensteron, còn có trường hợp khi thai nhi phát triển lớn làm tăng nhu cầu lưu lượng máu chảy trong khoang chậu tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu. Bào thai phát triển cũng chèn ép làm gia tăng áp lực đẩy máu vào tĩnh mạch chân, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Yếu tố hormone: Estrogen tăng trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ góp phần gây giãn tĩnh mạch, tăng việc ứ đọng máu ở chân.

Tính chất công việc: Việc đứng hoặc ngồi lâu gây tăng áp lực tĩnh mạch, hạn chế việc máu lưu thông từ chân về tim. Tình trạng này kéo dài gây ra suy giãn tĩnh mạch. Đặc trưng này dễ gặp nhất ở nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, giáo viên, PG, người mẫu, nhân viên bán hàng…

Để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, phụ nữ nên tránh đứng, ngồi một chỗ quá lâu, cần thay đổi tư thế nếu công việc bắt buộc phải đứng nhiều.

Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn.

Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, vừa đi vừa nghỉ, gác chân cao cũng tốt cho bệnh tĩnh mạch. Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi. Hạn chế đi giày cao gót.

Trải qua quá trình dài nghiên cứu và tìm tòi, kế thừa tinh hoa y học cổ truyền dân tộc và vận dụng thành tựu khoa học hiện đại, Lương y Phạm Ngọc Khánh với đôi bàn tay điêu luyện trực tiếp khám, chẩn đoán, chữa trị hiệu quả cho các bệnh nhân, với kỹ năng châm cứu thoăn thoắt, nhẹ nhàng, chính xác, thái độ niềm nở, hiền từ, ông đã được nhiều bệnh nhân ở khắp nơi tìm đến khám chữa bệnh bằng tình cảm mến mộ và khâm phục.

Nếu như trước đây các bài thuốc Nam thường được bào chế một cách thủ công truyền thống nên rất bất tiện trong việc sử dụng và bảo quản (vì phải sắc, đun nấu…) thì sau nhiều năm nghiên cứu, Lương y Phạm Ngọc Khánh đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm thảo dược đã được bào chế theo công nghệ hiện đại dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang mềm, dạng thuốc bột… giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian chế biến, tiện lợi cho người bệnh, nhất là những người hay phải đi công tác, không có thời gian sắc nấu thuốc.

Để biết thêm về cách chữa, xin vui lòng liên hệ:

Lương y Phạm Ngọc Khánh – Phòng khám YHCT Phước An Đường.

SĐT: 0903.982 619. Địa chỉ: 799 Phạm Văn Bạch, P12, Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Website: www.yhocphuocanduong.com

Quảng cáo

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top