Ngón tay sưng bởi nhiều lý do. Ảnh minh họa.
Tammy Olsen Utset, phó giáo sư tại khoa Thấp khớp của Đại học Chicago (Mỹ) cho biết: Nhiệt làm cho các mạch máu giãn nở, giúp nhiệt thoát qua da để giữ cơ thể mát mẻ. Khi các mạch máu giãn ra, một số chất lỏng có thể rò rỉ vào mô mềm, đây là một trong những lý do khiến ngón tay sưng phù.
Ăn nhiều khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp có thể là nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng bởi chúng chứa quá nhiều muối. Khi bạn ăn nhiều muối, cơ thể sẽ giữ lại nhiều nước hơn, điều này gây ra sưng tấy.
Đôi khi tay sưng tấy cũng có thể do viêm xương khớp. Khi bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, các khớp ngón tay bị sưng tấy, ấn vào sẽ rất đau, hai bàn tay trở nên run rẩy không thể cầm nắm như bình thường.
Khi dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị chèn ép hoặc quấn vào cổ tay, đây cũng là lý do khiến ngón tay sưng tấy và kèm theo đau đớn, nóng, ngứa ran hoặc tê tay. Các triệu chứng thường phát triển chậm theo thời gian.
Chứng sưng tay còn xảy ra khi dịch bạch huyết (mang chất thải, vi khuẩn và virus ra khỏi cơ thể) không thoát ra được. Ngón tay và ngón chân của bạn có thể sưng lên và thường thì cánh tay và chân cũng sẽ sưng lên.
Hội chứng Raynaud (Raynaud’s syndrome) là tình trạng bệnh lý do rối loạn vận mạch, co thắt các mạch máu làm giảm lượng máu tới mô gây thiếu máu cục bộ. Bệnh thường thấy ở các cực, nhất là đầu các ngón tay, ngón chân.
Một số trường hợp sưng, phù nề chân tay là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên khi bạn sưng tay và mặt quá mức, có thể bạn đã mắc chứng tiền sản. Tình trạng này rất nguy hiểm và nếu không được điều trị, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
MT (tổng hợp)