6 loại cây cảnh trong nhà vừa dễ trồng vừa là 'kho thuốc' quý

Cây xanh không chỉ giúp ngôi nhà thêm thoáng mát, tô điểm thêm xinh mà còn là "kho thuốc quý'" không phải chị em nào cũng biết.

Cây lá bỏng

Trước nay chúng ta thường sử dụng cây lá bỏng để trang trí mà không hề biết rằng, đây là một cây thuốc với vô vàn lợi ích.

Cây lá bỏng. Ảnh minh họa

Cây lá bỏng. Ảnh minh họa

Cây lá bỏng có chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn. Vì thế,có thể sử dụng để chữa bỏng nhẹ, viêm họng, viêm xoang mũi, chữa trị nội, trị đau lưng, đau xương khớp.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ được yêu thích trong phong thủy bởi nó mang một giá trị phong thủy vô cùng đặc biệt. Ngoài ra, lưỡi hổ cũng có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Đặc biệt, nó được xem như một loại "kháng sinh tự nhiên" mạnh mẽ. Theo đông y, lưỡi hổ có vị chua và tính mát, giúp làm dịu cơ thể, thanh nhiệt và loại bỏ độc tố. Cây lưỡi hổ chứa một loại gel tương tự như nha đam, nhưng mỏng hơn và thường không sử dụng trong thực phẩm. Gel của cây lưỡi hổ được biết đến với khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ giống như kháng sinh và cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp co bóp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

Cây lưỡi hổ. Ảnh minh họa

Cây lưỡi hổ. Ảnh minh họa

Lưỡi hổ cũng có khả năng làm liền sẹo cho vết bỏng và có tác dụng trong việc điều trị mụn trên da và viêm họng, viêm nướu. Nếu bạn gặp hoặc mắc bệnh lao, uống nước từ cây lưỡi hổ có thể giúp giảm vi khuẩn.

Đinh lăng

Mọi bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng như một vị thuốc tốt cho sức khỏe, nhất là lá và rễ. Ảnh minh họa

Mọi bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng như một vị thuốc tốt cho sức khỏe, nhất là lá và rễ. Ảnh minh họa

Mọi bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng như một vị thuốc tốt cho sức khỏe, nhất là lá và rễ. Lá đinh lăng giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, suy nhược; phòng bệnh co giật ở trẻ và một số bệnh về cơ khớp. Rễ đinh lăng thì giúp thông tia sữa, lợi sữa cho mẹ mới sinh con, chữa ho, chữa bệnh thiếu máu, phong thấp, tê nhức chân tay, chữa nhức đầu…

Cây hoa hồng

Hoa hồng là một loại cây cảnh được ưa chuộng, không chỉ được trồng vì vẻ đẹp của nó mà còn vì giá trị y học truyền thống. Hoa hồng có vị ngọt và tính ấm, có khả năng hoạt huyết, làm dịu cơn đau kinh nguyệt, giảm viêm và giảm sưng. Đây là một cây cảnh phổ biến trong nhiều gia đình.

Hoa hồng là một loại cây cảnh được ưa chuộng, không chỉ được trồng vì vẻ đẹp của nó mà còn vì giá trị y học truyền thống. Ảnh minh họa

Hoa hồng là một loại cây cảnh được ưa chuộng, không chỉ được trồng vì vẻ đẹp của nó mà còn vì giá trị y học truyền thống. Ảnh minh họa

Hoa hồng có thể giúp làm dịu các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt, viêm nhiễm da và cả bệnh bạch hầu lao cổ. Bột hoa hồng còn có khả năng cầm máu, hữu ích trong việc điều trị băng huyết và táo bón. Ngoài ra, hoa hồng còn là một lựa chọn tốt để làm đẹp bởi khả năng của nó trong việc sản xuất nước hoa và rửa mặt.

Cây nha đam (lô hội)

Cây nha đam không chỉ là một loại cây cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong làm đẹp và ẩm thực. Lá nha đam có khả năng chống viêm, nhuận tràng và loại bỏ ký sinh trùng. Điều này làm cho việc trồng cây nha đam trở nên dễ dàng, cây có thể tự phát triển mà không cần chăm sóc quá nhiều.

Lá nha đam có khả năng chống viêm, nhuận tràng và loại bỏ ký sinh trùng. Ảnh minh họa

Lá nha đam có khả năng chống viêm, nhuận tràng và loại bỏ ký sinh trùng. Ảnh minh họa

Ngoài ra, y học cổ truyền sử dụng nha đam để điều trị nhiều bệnh như chu kỳ kinh nguyệt không đều, táo bón, tiểu tiện kém... Lô hội cũng có khả năng trị mụn và làm lành vết bỏng nhanh chóng. Y học hiện đại đã chứng minh rằng chất lignin trong lô hội có tác dụng như một loại xơ giúp loại bỏ các chất thải bám trên thành ruột; axit uronic giúp loại bỏ các chất độc trong tế bào; kali cải thiện chức năng của gan và thận, hai cơ quan quan trọng trong việc loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Lô hội còn được chiết xuất để sử dụng trong nhiều sản phẩm trị bỏng, làm liền sẹo và chăm sóc da. Gel lô hội cũng thường được ưa chuộng khi sử dụng trong nấu chè, làm trà và nhiều món ăn khác. Vì vậy, việc trồng cây lô hội tại nhà không chỉ mang lại lợi ích làm đẹp mà còn tiết kiệm kinh tế.

Cây hoa nhài

Hoa nhài, thảo dược được biết đến chống đầy bụng và làm dịu thần kinh. Lá nhài có tác dụng giải cảm, chữa đau bụng, tiêu chảy. Rễ nhài (có độc) an thần, chống đau nhức gây mê.

Hoa nhài, thảo dược được biết đến chống đầy bụng và làm dịu thần kinh. Ảnh minh họa

Hoa nhài, thảo dược được biết đến chống đầy bụng và làm dịu thần kinh. Ảnh minh họa

Hoa nhài có thể hạ sốt, chữa đau bụng, tiêu chảy. Hãy ngắt những bông hoa nhài thêm chè xanh, thảo quả ( 3g), sắc nước uống. Có thể sử dụng một vị hoa nhài chữa viêm kết mạc, đau mắt đỏ sưng đau bằng cách sắc lấy nước xông và rửa mắt.

Theo Đời sống
Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Dị vật sống trong tai có nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng tai ngoài, thậm chí có thể ảnh hưởng tai giữa gây mất thính giác. Gia đình có bé nhỏ, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để thức ăn ôi thiu hay rác thải gần chỗ bé.
back to top