5 loại quả dễ chứa ký sinh trùng cần lưu ý khi sử dụng

Do cấu tạo, đặc điểm sinh trưởng, loại quả như dâu tây, thanh mai, sung... dễ chứa ký sinh trùng. Việc không làm sạch kĩ có thể khiến bạn nhiễm bệnh, gây hại sức khỏe.

Dâu tây. Dâu tây là trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, vị hấp dẫn được nhiều người ưa thích. Vậy nhưng, quá trình sinh trưởng và cấu tạo khiến dâu tây được xếp vào top những loại quả dễ chứa kí sinh trùng. Theo đó, dâu tây không có lớp vỏ bảo vệ, bề mặt quả có nhiều hạt nhỏ, chất bẩn dễ tích tụ song lại khó làm sạch. (Ảnh minh họa)

Đáng lưu ý, dâu tây mọc sát mặt đất, quá trình sinh trưởng quả đều lộ ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn, kí sinh trùng phát triển. Bên cạnh đó, mặt đất thường có nấm mốc, côn trùng, rệp,... dâu tây ở gần dễ nhiễm bẩn, trụng nước sôi cũng khó có thể loại bỏ hoàn toàn. (Ảnh minh họa)

Thanh mai. Thanh mai có vị chua ngọt, màu đỏ kích thích vị giác, thường ăn trực tiếp hoặc ngâm rượu. Mặc dù tốt cho sức khỏe song bạn cần cảnh giác khi ăn thanh mai.

Thực vậy, thanh mai là loại quả có tỉ lệ nhiễm sâu bệnh cao nhất. Trong số đó, ruồi đục thường đẻ trứng vào quả. Trứng nở thành ấu trùng vừa ảnh hưởng đến mùi vị lẫn an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, thanh mai khá xốp, nhiều khe hở nhỏ nên khó làm sạch. Ngay cả những quả không chứa ấu trùng, bạn cũng nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn. Nguyên nhân bởi loại quả này thu hút nhiều sâu bọ, người trồng có thể sử dụng hóa chất để bảo vệ. Sử dụng quả tồn dư thuốc trừ sâu sẽ rất có hại cho sức khỏe.

Hạt dẻ nước. Hạt dẻ nước hay còn gọi là củ mã thầy, ăn sống có vị giòn ngọt, nhiều người dùng làm món tráng miệng như một loại quả.

Tuy nhiên, hạt dẻ nước sinh trưởng gần bùn, dễ nhiễm kí sinh trùng như sán lá gan. Nhiễm sán lá gan dễ gây viêm đường tiêu hóa, thiếu máu, suy giảm thị giác, suy dinh dưỡng. Vì vậy, hạt dẻ nước nên được ngâm nước muối, bóc vỏ, nấu chín rồi thưởng thức.

Quả sung. Không giống những loại quả khác nở hoa rồi kết trái. Sung kết trái trước rồi mới tạo hoa, vì vậy quả thực chất quả giả. Những sợi mềm mượt bên trong thực chất là nhị hoa mà nó nở ra.

Ong bắp cày thường chui vào quả qua lỗ nhỏ trên đỉnh quả sung để thụ phấn. Vì vậy, lòng sung chứa trứng, nở thành ấu trùng.

Đào. Vỏ đào mềm, nếu không dùng thuốc bảo vệ thực vật rất dễ bị côn trùng chui vào. Loại côn trùng này thường khá nhỏ, màu trắng đục rất khó phát hiện nếu nhìn qua.

Ngoài kí sinh trùng, một lý do khác khiến bạn nên thận trọng khi ăn đào là tồn đọng thuốc trừ sâu. Thật vậy, để bảo vệ quả khỏi sâu bệnh, rệp, người trồng sẽ phun thuốc định kì.

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top