44,8% kế hoạch vốn đầu tư công vay nước ngoài có nguy cơ bị hủy… do không giải ngân được

Bộ Tài chính đã nhận được 9 văn bản của các bộ, ngành đề nghị trả lại kế hoạch vốn. Với số tiền 8.054 tỷ đồng, chiếm khoảng 44,8% kế hoạch vốn đầu tư công (nguồn vay nước ngoài) do Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của các bộ, ngành mới đạt 19,03%.

Trong đó, có tới 44,8% kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao bị các bộ, ngành đề nghị trả lại.

Số vốn này có thể phải điều chuyển cho các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu giải ngân vượt kế hoạch hoặc buộc phải hủy kế hoạch vốn theo quy định…

Tuy nhiên, với tình hình kinh tế hiện nay, khó có đơn vị hay tỉnh, thành phố nào đạt mục tiêu giải ngân vốn đã đề ra. Nhất là khi, GDP quý 3 vừa qua âm hơn 6%, mức giảm kỷ lục.

Ông Trương Hùng Long cũng khuyến cáo, dự án nào không được triển khai thì phải điều chuyển vốn ngay cho phù hợp với việc đầu tư. Tuy nhiên, các bộ ngành, địa phương phải tính toán việc trả vốn, vì trả lại là mất tiền.

Năm 2020, có những đơn vị để xảy ra tình trạng cuối năm có khối lượng nhưng không có tiền để thanh toán. Nhất là khi, việc bổ sung vốn khó vì liên quan đến điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn phải báo cáo Quốc hội.

Riêng với kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, việc giải ngân vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương và vốn cho các địa phương vay lại chỉ đạt 11,51% và 7,78% dự toán. Tốc độ giải ngân vẫn rất chậm…

Theo các nhà quản lý, nguyên nhân dẫn tới tình trạng giải ngân vốn chậm là do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của phần lớn các dự án ODA. Các dự án này đều gắn với yếu tố đầu tư nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến chuyên gia nhân công, nhà thầu…

Thứ hai là vướng mắc liên quan quy trình, thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA còn phức tạp. Điều này dẫn tới tình trạng chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chậm đấu thầu, ký hợp đồng,...

Bên cạnh đó, công tác kế hoạch vốn chưa tốt, dẫn tới tình trạng giao thừa, giao không đủ điều kiện phân bổ dẫn đến phải hủy dự toán.

Theo Đời sống
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top