<div> <p style="text-align: justify;"><span>Nhiều chuyên gia giáo dục, chuyên gia CNTT đều có chung nhận định sức hút của các ngành CNTT, An toàn thông tin trong vài năm gần đây rất lớn. Các nguyên nhân đưa đến nhu cầu nhân lực CNTT tăng cao trong thời gian qua được lý giải là do nhu cầu chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu; sự dịch chuyển nhu cầu outsourcing phần mềm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc; cũng như sự chuyển hướng sang mảng công nghệ của một số doanh nghiệp lớn trong nước.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trong trao đổi với ICTnews về sức nóng của thị trường nhân lực CNTT, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện CNTT-TT trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh quá trình Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, khi mà hầu hết các quy trình của mọi lĩnh vực đều được chuyển đổi để tích hợp tự động hóa với thông minh hóa thì nhu cầu về nghề nghiệp CNTT sẽ còn nóng trong nhiều năm tới.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>“Nếu như trước đây việc số hóa tổ chức chỉ là một lựa chọn, thì bây giờ đã là nhu cầu không thể thiếu, và việc tối ưu nó, thông minh hóa nó sẽ cần một lượng lớn kỹ sư về CNTT giỏi chuyên môn và nghiệp vụ tổ chức để góp phần chuyển đổi số thành công các tổ chức trong cả xã hội”, ông Tạ Hải Tùng phân tích.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Người đứng đầu Viện CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng lưu ý, quá trình Chuyển đổi số về thực chất không tạo ra sự khủng hoảng biến mất của các nghề nghiệp, mà tạo ra sự biến đổi nghề nghiệp, các ngành nghề đơn giản sẽ dần biến mất để tạo ra nhu cầu với các ngành nghề tinh vi hơn và chắc chắn với các yêu cầu về kỹ năng số (Digital Skills) cao hơn. Thực tế này còn tạo thêm sức ép to lớn hơn nữa đối với đào tạo nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho chuyển đổi số của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="12 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội mới ra trường nhận lương 138 triệu đồng/tháng - Ảnh 1." data-original="http://cafefcdn.com/2019/7/30/photo-1-15644839723201078359368.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/30/photo-1-15644839723201078359368.jpg" title="12 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội mới ra trường nhận lương 138 triệu đồng/tháng - Ảnh 1." /></span></div> </div> <table align="center"> <tbody> <tr> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;"><span>Nhiều chuyên gia giáo dục, chuyên gia CNTT đều có chung nhận định sức hút của các ngành CNTT, An toàn thông tin trong vài năm gần đây rất lớn (Trong ảnh: các thí sinh tham dự Ngày hội Tư vấn tuyển sinh đại học 2019 tại Đại học Bách khoa Hà Nội)</span></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span>Chia sẻ về sự đón nhận của thị trường lao động đối với nhân sự ngành CNTT trong khoảng 3 năm trở lại đây, ông Tạ Hải Tùng cho hay, theo điều tra của các trang tuyển dụng hàng đầu Việt Nam như VietnamWorks, TopDev thì hàng năm nhu cầu nhân lực tăng 47%, trong khi nguồn cung nhân lực ICT chỉ tăng có 8%/năm, điều này dẫn đến một thực tế là vào năm 2020 chúng ta sẽ thiếu khoảng 500.000 nhân lực cho ngành này. Số lượng đã thiếu, nhưng chất lượng đào tạo ở nhiều cơ sở còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, 4 năm qua, số lượng doanh nghiệp phần mềm tăng tới 124%. Vì vậy, nguồn kỹ sư CNTT từ các cơ sở đào tạo uy tín đang được nhiều nhà tuyển dụng đón nhận.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cũng theo vị Viện trưởng Viện CNTT-TT Đại học Bách khoa Hà Nội, không chỉ các nhà tuyển dụng Việt Nam, các nhà tuyển dụng nước ngoài , đặc biệt các công ty đến từ Nhật Bản cũng rất tích cực cạnh tranh để có được nguồn cung kỹ sư chất lượng cao này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cụ thể như, tại Đại học Bách khoa Hà Nội hiện có chương trình đào tạo kỹ sư CNTT Việt - Nhật (HEDSPI) và theo thống kê của Viện có hơn 60% kỹ sư tốt nghiệp hệ đào tạo này sang Nhật làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, với mức lương bình quân 3.000USD/tháng, và gần đây đã có công ty trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã tuyển 12 em của chương trình với mức lương 6.000 USD/tháng. Điều này chứng tỏ, kỹ sư CNTT nói chung đã rất hot, nhưng kỹ sư được đào tạo chuyên sâu trong những chuyên ngành hẹp, đang có nhu cầu phát triển lớn như: khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin… được dự đoán sẽ có triển vọng nghề nghiệp rất tốt trong thời gian tới đây.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>"Thêm vào đó, gần đây phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong nước đang diễn ra mạnh mẽ cũng tạo ra một nguồn cầu lớn đối với kỹ sư CNTT chất lượng cao, được đào tạo và tham gia nghiên cứu chuyên sâu khi còn trên ghế nhà trường. Các công ty khởi nghiệp, đặc biệt các công ty có nguồn gốc "Silicon valley" luôn khát nhân lực chất lượng cao, có tư duy sáng tạo, và Đại học Bách khoa Hà Nội là điểm đến họ thường lựa chọn trong mỗi mùa tuyển dụng", ông Tạ Hải Tùng chia sẻ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Có cùng quan điểm với đại diện Viện CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Minh Phương, Trưởng khoa CNTT 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) dự báo, sức hút của các ngành này vẫn ở mức cao không chỉ năm nay mà sẽ tiếp tục trong vài năm tới. Các yếu tố như: số việc làm về CNTT trên các trang tuyển dụng; chỉ tiêu tuyển sinh CNTT của các trường, kể cả các trường vốn không chuyên về ICT; điểm chuẩn ngành CNTT so với các ngành khác cũng như số sinh viên CNTT ra trường có việc làm ngay sẽ vẫn tăng ít nhất là trong 3-5 năm tới. "Sinh viên CNTT ra trường vẫn thiếu hụt so với nhu cầu sẽ là động lực để thí sinh dành ưu tiên cho nhóm ngành này", ông Từ Minh Phương nhấn mạnh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Đại diện khoa CNTT 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng cho hay, Học viện luôn nằm trong nhóm các trường được thị trường lao động đón nhận nhất, đặc biệt ở nhóm ngành ICT. Xu hướng này đã có từ nhiều năm nay và tiếp tục trong những năm gần đây. Thực tế nhiều sinh viên của Học viện từ năm thứ 3 thứ 4 đã có việc làm trong các công ty chuyên về CNTT. Nhu cầu lớn nhất vẫn là kỹ sư phần mềm, tuy nhiên gần đây xuất hiện thêm nhu cầu trong những chuyên ngành tương đối mới như khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.</span></p> <div style="text-align: justify;"> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
12 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội mới ra trường nhận lương 138 triệu đồng/tháng
Cho biết gần đây có công ty trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo đã tuyển 12 sinh viên chương trình kỹ sư CNTT Việt-Nhật của Đại học Bách khoa Hà Nội với mức lương 6.000 USD/tháng (tương đương 138 triệu đồng/tháng), Viện trưởng Viện CNTT-TT Tạ Hải Tùng nhận định, nhu cầu kỹ sư CNTT vẫn rất “hot”.
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.
Hà Nội: Bắt nhóm “quái xế” tông cô gái tử vong phố Trần Hưng Đạo
Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) và Công an quận Hoàn Kiếm đã tạm giữ 9 đối tượng, trong đó có 2 nghi can trong vụ việc đoàn "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở ngã tư Trần Hưng Đạo-Bà Triệu.
Hà Nội: Cứu hai người trong đám cháy lúc rạng sáng
Theo thông tin ban đầu, khoảng 2h27 ngày 4/11, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) nhận được tin báo từ Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội, xảy ra cháy nhà số 3H1, ngõ 20, phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa.