10 xu hướng công nghệ trọng tâm năm 2022

Các quốc gia phát triển trên thế giới đang đầu tư ngày càng tăng ngân sách cho chuyển đổi kỹ thuật số, đi cùng với sự xuất hiện của những sáng tạo, đổi mới công nghệ. The National Business dự báo 10 xu hướng công nghệ hàng đầu năm 2022.

Theo Statista, chi tiêu toàn cầu cho chuyển đổi kỹ thuật số được dự đoán sẽ tăng 20% ​​hàng năm, lên đến 1,8 nghìn tỷ USD trong năm 2022.

robot.jpg
Bàn tay của một robot hình người vận hành một tổng đài trong triển lãm giới thiệu công nghệ Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo Đức. Ảnh: Reuters

1- Trí tuệ nhân tạo sáng tạo (AI)

Một trong những kỹ thuật trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ nhất được triển khai ra thị trường là AI sáng tạo. Kỹ thuật liên quan đến tập hợp các phương pháp đào tạo Máy học, tìm hiểu sâu và logic về nội dung hoặc đối tượng từ dữ liệu đã có và sử dụng kiến ​​thức đã xử lý để tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới và sát thực tế hơn.

Công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner, có trụ sở tại Connecticut dự kiến ​​Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra gần 10% tổng số dữ liệu trên thế giới, tăng từ mức chưa đầy 1% hiện nay.

Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo được sử dụng cho những ứng dụng như tạo code phần mềm, tăng tốc phát triển các loại thuốc mới và tiếp thị có mục tiêu. Các nhà phân tích trong lĩnh vực AI cảnh báo, công nghệ cũng có thể bị lạm dụng để tiến hành các hoạt động lừa đảo, truyền bá thông tin sai lệch về chính trị, tạo danh tính giả mạo.

2- Tài chính kỹ thuật số trở thành xu hướng chủ đạo

Những sáng tạo kỹ thuật số tài chính như tiền điện tử và tiền tệ kỹ thuật số, Ngân hàng Trung ương Tiền tệ kỹ thuật số (CBDC), sẽ thúc đẩy khả năng tiếp cận nguồn tài chính và gia tăng thanh toán xuyên biên giới.

cay-thong.jpg
Một cây thông Noel trước giá đỡ các giàn khai thác tại trung tâm khai thác tiền điện tử Minto ở Nadvoitsy, Nga. Ảnh: Bloomberg

Tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuyên bố nghiên cứu xem xét những rủi ro và cơ hội do các loại tiền kỹ thuật số tạo lên.

Các Ngân hàng Trung ương Tiền tệ kỹ thuật số (CBDC) trên toàn thế giới ngày càng nhận thấy tiềm năng của các loại tiền kỹ thuật số trong bối cảnh sự quan tâm tiếp tục gia tăng với tiền điện tử và những kênh thanh toán trực tuyến khác.

Một báo cáo của Moody's Investors Service cho biết, số lượng các quốc gia đang phát triển CBDC tăng lên đáng kể khi người tiêu dùng chuyển sang thanh toán tài chính kỹ thuật số trong đại dịch coronavirus.

“Đối với nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp đã chuyển sang thanh toán kỹ thuật số, có lẽ sẽ không quay trở lại phương pháp thanh toán ban đầu, ngay cả khi đại dịch không còn gây ảnh hưởng do tính thuận tiện của tiền số hóa,” Eswar Prasad, GS kinh tế tại Đại học Cornell, tác giả của cuốn sách Tương lai đồng tiền cho biết.

3- Các hệ thống tự động hóa tự chủ cao

Khi các doanh nghiệp tiếp tục chuyển đổi sang công nghệ số, lập trình truyền thống hoặc tự động hóa đơn giản sẽ không đáp ứng được quy mô phát triển.

Robot hiển thị hướng dẫn bảo vệ Covid-19 tại Expo 2020 Dubai. AFP

Hệ thống tự động hóa tự chủ là những hệ thống vật lý hoặc phần mềm tự quản lý, tự học hỏi từ môi trường xung quanh. Không giống như các hệ thống tự động hóa cao, các hệ thống tự chủ có thể tự sửa đổi các thuật toán không cần cập nhật phần mềm bên ngoài, tương tự như tư duy nhận thức con người.

Những hệ thống tự chủ được triển khai trong các môi trường an ninh phức tạp, trong tương lai sẽ trở thành phổ biến trong các hệ thống vật lý như robot, máy bay không người lái (UAV), các thiết bị sản xuất công nghệ Máy học và Không gian sống, làm việc thông minh”.

4- Khả năng tương tác mạng sạc EV

Xe điện đang nhanh chóng thay thế các phương tiện giao thông thông thường khi chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về chính sách phát triển.

Một ô tô điện được sạc tại một điểm sạc EV ven đường ở London. Ảnh: Reuters.

Nhà sản xuất xe điện (EV) lớn nhất thế giới Tesla triển khai mạng lưới tăng áp, sau đó sẽ là các mạng lưới sạc lớn khác, đưa công nghệ mạng sạc EV thành xu hướng chủ đạo. Tiếp theo Tesla sẽ là các doanh nghiệp sản xuất và hậu cần kỹ thuật xe điện khác triển khai các mạng sạc điện với khả năng tương tác cao, đa phương thức thanh toán.

Đồng thời, các nhà sản xuất xe sẽ cung cấp các ứng dụng tổng hợp cho phép thực hiện chi trả cũng như các dịch vụ khác thuận tiện như theo dõi tình trạng pin sạc cũng như tình trạng kỹ thuật xe.

5- Máy tính lượng tử

Máy tính lượng tử đại diện cho một sự gia tốc lớn về tốc độ và hiệu suất tính toán, kỳ vọng sẽ mang lại những tiến bộ phi thường trong những ngành trọng yếu như dược phẩm, năng lượng hạt nhân, khoa học vật liệu, năng lượng tái tạo, giảm thiểu biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững.

Các nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản, các tập đoàn công nghệ lớn IBM, Alibaba, Google và Microsoft, đều đang cạnh tranh mạnh mẽ để giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này. 

Tháng 5/2021, Google đặt mục tiêu phát triển một máy tính lượng tử có khả năng thương mại hóa vào năm 2029, có thể thực hiện những phép tính phức tạp không có lỗi trong phần nhỏ của giây. 

Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai và Daniel Sank, nhà nghiên cứu cấp cao tại Google, với một máy tính lượng tử tại phòng thí nghiệm Santa Barbara, California. Ảnh: Reuters

6- Hyperautomation – Tăng cường tự động hóa doanh nghiệp

Hyperautomation là quá trình trong đó các doanh nghiệp tiến hành tự động hóa ứng dụng các công nghệ AI, Máy học và robot hóa. Quy trình Hyperautomatio cho phép tăng trưởng nhanh và khả năng phục hồi kinh doanh bằng giải pháp nhanh chóng tìm kiếm, thử nghiệm và tự động hóa nhiều quy trình hoạt động nhất có thể.

Theo International Data Corporation, trong năm 2022, gần 45% các công việc lặp đi lặp lại sẽ được tự động hóa và tăng cường bằng ứng dụng nhân viên kỹ thuật số, hỗ trợ bởi AI và robot hóa.

Các nhân viên phòng trưng bày bên cạnh Robot Ai-Da tại Bảo tàng Ashmolean ở Anh. Ai-Da là một robot siêu thực tế  ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo. Ảnh: EPA

7- Kết nối thông minh thúc đẩy tăng trưởng

Những kết nối kỹ thuật số tốc độ cao trên cơ sở công nghệ 5G và Internet of Things (LoT) sẽ mở ra những tiềm năng chưa được khai thác, bổ sung vào sự mở rộng của nền kinh tế thế giới.

Duy trì và phát triển kết nối tốc độ cao trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, thông tin và truyền thông, chăm sóc sức khỏe, sản xuất và bán lẻ sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu thêm từ 1,2 tỷ USD đến 2 tỷ USD vào năm 2030.

8 -Lưới an ninh mạng

Lưới an ninh mạng là một chiến lược bảo mật độc lập từng thiết bị với phạm vi hoạt động riêng. Hầu hết các phương pháp bảo mật truyền thống sử dụng một phạm vi duy nhất để bảo mật toàn bộ môi trường CNTT, nhưng lưới an ninh mạng sử dụng một phương pháp tiếp cận kín kẽ và toàn diện hơn, phù hợp với từng thiết bị khác nhau.

Công nhân làm việc trên tháp 5G tại Công viên Shougang, một trong những địa điểm tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Ảnh: AFP

Đến năm 2024, các tổ chức, áp dụng mạng lưới an ninh mạng để tích hợp các công cụ bảo mật hoạt động như một hệ sinh thái tập thể, sẽ giảm những hậu quả tài chính của các sự cố an ninh riêng biệt xuống trung bình 90%.

9 - Chuỗi cung ứng thông tin linh hoạt

Chuỗi cung ứng cần được ứng dụng các công nghệ mới nhất để trở nên linh hoạt hơn. 

An ninh mạng chuỗi cung ứng sẽ trở thành mối quan tâm của tất cả các ngành, không chỉ những ngành kỹ thuật phần mềm.

Hiện nay, Mỹ đang thúc đẩy cải cách an ninh mạng đối với chuỗi cung ứng phần mềm, sử dụng AI, blockchain và những công nghệ kỹ thuật số khác nhằm tăng cường bảo mật sau hàng loạt vụ rò rỉ dữ liệu cao cấp năm 2021.

An ninh mạng là một trong những mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Ảnh Pawan Singh / The Nationnal

10 - Điện toán đám mây

Đại dịch và sự gia tăng các dịch vụ kỹ thuật số đang thúc đẩy công nghệ điện toán đám mây trở thành nền tảng trung tâm của những ứng dụng kỹ thuật số mới.

Năm 2022, doanh thu điện toán đám mây toàn cầu ước tính đạt tổng cộng 474 tỷ USD, tăng từ 408 tỷ USD trong năm 2021. Tất cả các chiến lược kinh doanh mọi ngành nghề đều liên quan đến khai thác sử dụng đám mây.

Theo The National Business
back to top