Xin đừng làm ga tàu điện ngầm cạnh Hồ Gươm!

t ga tàu điện ngầm cạnh Hồ Gươm sẽ làm giao thông những ngày lễ hỗn loạn, không thể dịch chuyển. Nên đặt ga tàu điện ngầm ở vị trí khác.

TS Phạm Sỹ Liêm

TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hồ Gươm không chỉ là không gian văn hóa, du lịch mà nó còn là không gian lễ hội. Vào các ngày lễ, Tết, lượng người đổ về đây luôn chật kín. Nếu đặt ga tàu điện ngầm ở đó, giao thông vào những ngày này sẽ trở lên hỗn loạn, không thể dịch chuyển. Tốt nhất là tìm một vị trí khác cách xa Hồ Gươm để làm ga tàu điện ngầm.

Giao thông sẽ hỗn loạn

Sáng 9/3, sáu bản vẽ phối cảnh chi tiết phương án tổng mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) được trưng bày tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm để lấy ý kiến người dân. Khu vực xây dựng ga tàu điện ngầm (C9) có nhiều công trình văn hóa lịch sử nổi tiếng như Hồ Gươm, Tháp Bút, tượng đài Cảm tử… Ý kiến của ông thế nào?

Theo tôi, chọn vị trí đặt ga tàu điện ngầm phụ thuộc vào tuyến đường, khoảng cách giữa các ga, sự kết nối của nó với các phương tiện giao thông trên mặt đất. Tàu điện ngầm không tồn tại độc lập để có thể thiết kế nó theo ý muốn chủ quan.

Người đi tàu điện phải di chuyển bằng phương tiện giao thông khác trên mặt đất rồi mới đến ga tàu và di chuyển xuống. Tôi không được nghe người ta nói lý do vì sao chọn vị trí cạnh Hồ Gươm để làm ga tàu điện ngầm, nên chỉ nhìn nhận ở góc độ chủ quan thôi.

Ông có thể lý giải vì sao lại phải là ở cạnh Hồ Gươm?

Tôi đoán chắc có lẽ người ta cho rằng Hồ Gươm là nơi tập trung rất nhiều khách du lịch, cũng là nơi muốn đến của rất nhiều người. Chọn vị trí ấy đồng nghĩa sẽ có nhiều khách đi tàu. Thế nhưng việc đặt ga tàu điện ngầm ở đấy không chỉ tác động đến không gian ngầm mà còn tác động đến giao thông đô thị khu vực này.

Tàu điện ngầm phải kết nối với các phương tiện khác như taxi, xe buýt. Giữa chúng phải có mối tương quan nhất định. Và dù ngầm, nó cũng phải gắn kết với giao thông đô thị trên mặt đất.

Hồ Gươm cũng là khu vực có nhiều phương tiện giao thông di chuyển?

Đúng thế, nhưng bình thường, Hồ Gươm rất thanh bình, dòng người đi lại rất yên ả, giao thông không gặp vấn đề gì. Nhưng cứ vào ngày lễ, Tết hay nhân một sự kiện trọng đại nào đó của đất nước, Hồ Gươm luôn là nơi kẹt cứng người đầu tiên. Người ta đã quen đổ dồn về Hồ Gươm để chào đón, để ăn mừng, để kỉ niệm.

Hồ Gươn từ lâu đã trở thành không gian văn hóa lễ hội chứ không đơn thuần là một điểm đến du lịch. Người đông nghịt như thế, giao thông tắc nghẽn, mà lại có thêm ga tàu điện ngầm thì không hiểu sẽ thế nào. Người ở tàu điện ngầm liệu có “ngoi” lên được mặt đất mà di chuyển?

Phải chăng đơn vị thiết kế ga tàu điện ngầm chưa tính đến yếu tố này?

Họ chưa tính đến yếu tố văn hóa lễ hội của Hồ Gươm mà chỉ nghĩ đó là nơi vui chơi giải trí thông thường. Đặt ga tàu điện ngầm ở đó là không ổn về mặt giao thông.

Nên chọn nơi có không gian đệm

Theo ông, xung quanh đó, vị trí nào mới phù hợp làm ga tàu điện ngầm?

Tôi cho rằng nên chọn một vị trí nào đó ở cách xa Hồ Gươm. Thuận tiện nhất là nên chuyển ra một khu vực nào đó mà trước mặt có quảng trường rộng, là không gian đệm giữa lượng khách đi tàu điện ngầm với khách tham gia giao thông trên mặt đất để không va chạm nhau. Không gian này không cần thiết phải quá lớn, nhưng phải đủ rộng để có sự luân chuyển.

Ông có xem phối cảnh ga tàu điện ngầm đang được triển lãm lấy ý kiến?

Tôi có xem.

Ngoài những vấn đề về giao thông thì ông nghĩ sao về ga tàu điện ngầm này, như là về thiết kế chẳng hạn?

Tôi thấy khó hiểu là người ta thiết kế những nhà ga rất to trên mặt đất, mà lại ngay cạnh không gian Hồ Gươm, nó làm thay đổi kiến trúc của Hồ Gươm, phá vỡ không gian mặt hồ. Tôi cho rằng sẽ khó nhận được sự đồng tình của người dân nếu làm như vậy. Tôi chưa được nghe đơn vị thiết kế thuyết trình về lý do chọn vị trí này nên tôi chỉ nghĩ dựa trên hiểu biết của mình.

Hẳn là ông cũng đi nhiều nước, ông thấy ga tàu điện ngầm của họ làm thế nào?

Ở các nước tôi từng đến, các nhà ga/ lối lên xuống tàu điện ngầm đều nằm cách xa các điểm di tích lịch sử then chốt (đi liền với lưu lượng khách tham quan siêu đông đúc). Khách tam quan lẫn dân địa phương đều phải đi bộ từ 500m – 1km để tới các điểm du lịch là chuyện bình thường.

Còn ở ta, Hồ Gươm hiện nay đang quá tải trầm trọng, chen chúc chật chội chỉ với lượng người đi bộ, bây giờ thêm 6 lối lên xuống tàu điện ngầm với dòng người đổ vào 18h/24h mỗi ngày thì sẽ khủng khiếp thế nào?

Ông có thể gợi ý một địa điểm nào có không gian chuyển tiếp rộng lớn?

Nếu muốn gần trung tâm Hà Nội sao không tính đến phương án xây metro cách xa Hồ Gươm ra ít nhất 500-1.000m, chẳng hạn khu quảng trường Cách Mạng Tháng 8 – Nhà Hát Lớn có vườn hoa đầu phố Hàn Thuyên, hoặc đường Lý Thái Tổ có vỉa hè rộng rãi.

Hồ Gươm là đất thiêng cần giữ

Có ý kiến cho rằng phản đối xây ga tàu điện ngầm ở Hồ Gươm là ích kỷ, bảo thủ, ông nghĩ sao?

Hồ Gươm là mảnh đất thiêng đã được thừa nhận từ ngàn đời nay. Chúng ta không thể bảo toàn nguyên vẹn hồ Gươm nếu cho đường tàu điện ngầm đi qua khu vực này. Xung quanh đây có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Ga tàu điện ngầm không chỉ đơn giản là một vị trí, mà còn là một quy hoạch có tầm nhìn tổng hợp. Vì thế khi lựa chọn vị trí không chỉ phụ thuộc vào yếu tố mỹ quan, mà còn phải xem có đáp ứng được đầy đủ các loại hình liên kết khác không, có phục vụ được cho nhu cầu của hành khách.

Theo ông thì liệu công nghệ, số tiền đầu tư lớn, có khắc phục được những tác động không mong muốn của ga tàu điện ngầm đến Hồ Gươm?

Xây dựng một ga ngầm số tiền bỏ ra là vô cùng lớn. Vì thế phải nghiên cứu cẩn thận. Nếu cứ vội vàng phê duyệt thì sẽ rất nguy hiểm. UBND TP không phải là những người chuyên gia, vì thế họ phải mời nhiều chuyên gia cho ý kiến trước khi đưa ra quyết định.

Làm thế nào để giữ được không gian Hồ Gươm mà vẫn phát triển được?

Tôi nghĩ, phía bên hồ Gươm, cố gắng tăng cường hàm lượng cây xanh, giảm thiểu các công trình xây dựng. Riêng với Hồ Gươm đừng thấy đất trống là xây, đặc biệt khi ngay gần bờ Hồ, thậm chí nếu cần thì trưng cầu ý kiến cộng đồng. Có nhiều giải pháp để lựa chọn, không nhất thiết phải đặt cạnh Hồ Gươm thì mới có hiệu quả. Chúng ta phải tính toán kỹ.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Mô hình mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo (Hà Nội) sẽ được trưng bày công khai để lấy ý kiến đóng góp. Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội sẽ trưng bày công khai mô hình mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân nhằm tiếp tục hoàn thiện, sớm chốt phương án quy hoạch để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian trưng bày bắt đầu từ 9 giờ sáng 9/3 đến 31/3, tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm. Ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được đề xuất đặt tại vị trí Km 9 + 864, 645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top