WHO khuyến cáo các nước cần mở cửa từ từ để kiểm soát dịch

Trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, các nước cần mở cửa từ từ để kiểm soát dịch.

Trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove cho biết, dịch ở nhiều quốc gia vẫn chưa đạt đỉnh nên các nước cần mở cửa từ từ để kiểm soát dịch.

“Bây giờ không phải là lúc để dỡ bỏ tất cả biện pháp phòng dịch cùng một lúc. Chúng tôi luôn khuyến cáo phải hết sức thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp can thiệp cũng như dỡ bỏ biện pháp phòng dịch chậm rãi và từng bước", bà Maria nói.

Cùng ngày, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO đang lo ngại về việc "một số quốc gia có quan điểm rằng nhờ vắc xin và biến thể Omicron lây lan nhanh nhưng ít nghiêm trọng hơn, việc ngăn ngừa virus lây lan không còn khả thi và cũng không cần thiết nữa".

Ông Mike Ryan, người đứng đầu Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cũng có nhận định tương tự trong cuộc họp. Ông Mike kêu gọi các nước nên có chiến lược cụ thể chứ không mù quáng làm theo các nước khác.

"Không phải nước nào cũng có hoàn cảnh giống nhau. Những nước mở cửa nhanh cũng cần đảm bảo năng lực để đóng cửa nhanh", ông Mike nói. Đan Mạch và Áo đã dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch từ tuần trước. Trước đó là Anh, Ireland và Hà Lan. Ngày 1/2, Na Uy cũng tuyên bố dỡ bỏ ngay lập tức mọi biện pháp phòng dịch vì các ca bệnh mới không còn gây áp lực cho hệ thống y tế.

Trong bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần công bố ngày 1/2, WHO cho biết biến thể Omicron chiếm hơn 93% tổng số ca Covid-19 ghi nhận được trong tháng qua, bao gồm các dòng phụ như BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3 trong đó BA.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn các dòng phụ đầu tiên.

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top