Vụ Việt Á: Quan chức nào “tiếp tay” Phan Quốc Việt trục lợi hơn 1200 tỷ?
Tâm Đức
Từ việc chiếm đoạt đề tài nghiên cứu đến cấp phép lưu hành, nâng khống giá hàng triệu kit xét nghiệm, thu lợi hơn 1200 tỷ đồng, Việt Á đều có sự “tiếp tay” của một số quan chức.
chia sẻ
Cựu Phó vụ trưởng Trịnh Thanh Hùng: Kết luận điều tra vụ Việt Á mà Cơ quan CSĐT Bộ Công an mới đây ban hành cho thấy, Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN là người chỉ dẫn, hỗ trợ đắc lực cho Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á.
Trịnh Thanh Hùng có mối quan hệ thân thiết với Phan Quốc Việt từ khi Công ty Việt Á phối hợp Học viện Quân y thực hiện Đề tài nghiên cứu, sản xuất kit xét nghiệm vi khuẩn lao do Bộ KH&CN phê duyệt năm 2012-2013. Sau khi Học viện Quân y có văn bản gửi Bộ KH&CN đề xuất thực hiện Đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm Covid-19, ông Hùng đã có hàng loạt những hành vi giúp Việt Á được tham gia nghiên cứu, được cấp số đăng ký và sản xuất bán ra thị trường.
Cụ thể, ông Trịnh Thanh Hùng đã yêu cầu Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự phải cho Việt Á vào danh sách đề xuất là đơn vị tham gia phối hợp nghiên cứu. Ông Sơn và Học viện Quân y "không đồng ý không được" vì họ phụ thuộc vào Hùng. Từ đó, Bộ KH&CN có nhiều quyết định liên quan đến Đề tài nghiên cứu, trong đó có phê duyệt giao Học viện Quân y chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp thực hiện.
Quá trình Việt Á tham gia nghiên cứu Đề tài, Hùng tiếp tục thông đồng với Việt và tham mưu đề xuất ông Phạm Công Tạc ký Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giai đoạn 1 Đề tài. Trong biên bản nghiệm thu có nội dung đề nghị Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm, ông Hùng cung cấp cho Việt Á để công ty này sử dụng lập hồ sơ đăng ký. Hùng cũng là người tác động giúp Việt Á được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm định đánh giá chất lượng kit xét nghiệm và tác động Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế để Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành tạm thời kit xét nghiệm trái quy định của pháp luật.
Khi Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, ông Hùng đã tham mưu đề xuất và dự thảo nội dung để lãnh đạo Bộ KH&CN tổ chức họp báo công bố kết quả nghiên cứu Đề tài. Bộ KH&CN ra thông cáo báo chí thể hiện "Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng kit xét nghiệm cho Công ty Việt Á, năng lực sản xuất của Công ty Việt Á". Hùng cũng là người đã tham mưu, đề xuất để ông Chu Ngọc Anh ký Quyết định khen thưởng và ký Tờ trình đề nghị Thủ tướng khen thưởng cho Công ty Việt Á không đúng thẩm quyền, không đúng thành tích; cung cấp thông tin để các cơ quan báo chí đăng thông tin tuyên truyền không đúng sự thật, tạo điều kiện quảng bá hình ảnh cho Việt Á và sản phẩm kit xét nghiệm của công ty.
Đáng chú ý, quá trình Việt Á sản xuất, tiêu thụ test, ông Hùng còn thỏa thuận ăn chia % doanh thu của Công ty Việt Á từ việc tiêu thụ kit xét nghiệm với Phan Quốc Việt và 2 lần nhận từ Việt số tiền 350.000 USD (tương đương hơn 8 tỷ đồng). Ông Hùng bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ.
Nguyễn Văn Trịnh, cựu trợ lý nguyên Phó thủ tướng: Theo kết luận, bị can Nguyễn Văn Trịnh, cựu trợ lý nguyên Phó thủ tướng quen biết Phan Quốc Việt từ khoảng năm 2017 khi ông Trịnh đi cùng Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Huỳnh (thư ký ông Long) đến dự khai trương một phòng khám theo mô hình xã hội hóa tại TP HCM. (Ảnh: Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm TGĐ Việt Á)
Khi bắt đầu tham gia đề án nghiên cứu kit xét nghiệm, Phan Quốc Việt đã nhờ Trịnh can thiệp, giúp đỡ. Ngày 13/2/2020, Việt nhắn tin cho Trịnh báo cáo việc Việt Á đã phối hợp với Học viện Quân y nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công kit xét nghiệm COVID-19 và thông báo công ty chuẩn bị lập hồ sơ gửi Bộ Y tế xin cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm và nhờ ông Trịnh quan tâm giúp đỡ Việt Á.
Ngày 14/2/2020, Nguyễn Huỳnh gọi điện cho Trịnh nói có văn bản số 465 của Bộ Y tế thông báo kết luận cuộc họp giao ban lãnh đạo bộ, trong đó có nội dung "phân công ông Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo các cơ sở y tế trên cả nước liên hệ Công ty TNHH MTV Sinh hóa Phù Sa để mua sinh phẩm xét nghiệm...". Tối cùng ngày, Huỳnh và Việt gặp Trịnh tại nhà Trịnh ở phố Vạn Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội. Việt đưa cho Trịnh xem ảnh chụp nội dung văn bản số 465 và nhờ Trịnh xử lý giúp để Bộ Y tế ban hành văn bản khác, nếu để nội dung này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội bán test xét nghiệm do Công ty Việt Á chuẩn bị sản xuất sau này, ảnh hưởng đến lợi ích của Công ty Việt Á, Trịnh đồng ý.
Nửa đêm hôm sau, Trịnh đã gửi email cho ông Đức đề nghị làm rõ một số nội dung trong văn bản số 465. Sau khi nhận được email Trịnh gửi, ông Đức gửi lại bản mềm văn bản số 465 để Trịnh chỉnh sửa, bỏ nội dung giao cho ông Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo các đơn vị liên hệ với Công ty TNHH MTV Sinh hóa Phù Sa nêu trên. 4 ngày sau khi Phan Quốc Việt cất lời nhờ vả, ông Đức đã ký văn bản số 724 thay thế văn bản số 465, thay nội dung liên hệ Công ty Phù Sa thành Công ty Việt Á.
Ngoài ra, trong buổi gặp tại nhà riêng của cựu trợ lý, Việt báo cáo với Huỳnh và Trịnh về việc Công ty Việt Á được Trịnh Thanh Hùng giúp đỡ cho phối hợp với Học viện Quân y thực hiện đề tài. Việt báo cáo Công ty Việt Á đã phối hợp với Học viện Quân y nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công kit xét nghiệm và chuẩn bị lập hồ sơ gửi Bộ Y tế xin cấp số đăng ký lưu hành. Việt đề nghị Huỳnh, Trịnh giúp đỡ để Công ty Việt Á được cấp phép sản xuất kit xét nghiệm.
Tại cuộc gặp, ông Trịnh nói với Việt cứ làm các thủ tục để cấp số đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, Trịnh sẽ theo sát và chỉ đạo các bộ phận chuyên môn của Bộ Y tế nếu có khó khăn vướng mắc thì báo lại. Trịnh cũng hướng dẫn Việt làm công văn của Công ty Việt Á đề nghị cấp số đăng ký lưu hành khẩn cấp cho kit xét nghiệm. Ông Trịnh cũng yêu cầu Việt phải gửi lại văn bản để mình kiểm tra, duyệt nội dung rồi mới gửi cho Bộ Y tế. "Trịnh nói Huỳnh kiểm tra và giới thiệu cho Việt đơn vị thuộc Bộ Y tế có chức năng kiểm định chất lượng sinh phẩm y tế để Việt liên hệ, thực hiện kiểm định chất lượng kit xét nghiệm phục vụ lập hồ sơ xin cấp số đăng ký lưu hành", kết luận nêu.
Sau đó, Việt gửi ảnh chụp công văn Việt Á gửi Bộ Y tế đề nghị cấp số đăng ký lưu hành cho kit xét nghiệm bằng tin nhắn Viber cho Trịnh. Ông Trịnh nhắn lại "A thấy ok rồi em". Trước khi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm cho Công ty Việt Á, ông Trịnh gọi điện qua ứng dụng Viber cho Việt thông báo "đã chỉ đạo dưới chuyên môn rồi". Ông Trịnh đã tác động Nguyễn Minh Tuấn, vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, để cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm cho Công ty Việt Á. Trên cơ sở đó, chiều 4/3/2020, Bộ Y tế đã cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm cho Công ty Việt Á.
Để cảm ơn Nguyễn Văn Trịnh, trong quá trình công ty Việt Á sản xuất, tiêu thụ test xét nghiệm, Phan Quốc Việt đã 2 lần đưa cho Nguyễn Văn Trịnh tổng số tiền 200.000 USD. (Ảnh minh họa)
Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Theo kết luận, Nguyễn Thanh Long biết kit xét nghiệm COVID-19 là sản phẩm thuộc đề tài nghiên cứu do Bộ KH&CN giao Học viện Quân y chủ trì, thuộc sở hữu nhà nước. Công ty Việt Á không đủ điều kiện để được cấp số đăng ký lưu hành, tuy nhiên theo đề nghị của Phan Quốc Việt, ông Long đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện để đơn vị này được cấp số đăng ký lưu hành tạm thời cho kit xét nghiệm COVID-19.
Bộ Y tế sau đó ban hành quyết định cấp số đăng ký lưu hành chính thức sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 cho Công ty Việt Á. Ông Long đã đại diện Bộ Y tế thực hiện hiệp thương giá kit xét nghiệm với Việt Á, có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính. Bộ Y tế quyết định giá hiệp thương với Công ty Việt Á là 470.000 đồng/kit xét nghiệm. Mức giá này theo cơ quan điều tra là không có căn cứ nên Bộ Tài chính phải đôn đốc Bộ Y tế kiểm tra giá hiệp thương để xác định giá chính thức làm cơ sở ký hợp đồng, thanh toán. Dù vậy, Bộ Y tế vẫn không thực hiện mà thanh toán cho Công ty Việt Á thông qua nguồn tài trợ của các ngân hàng.
Đáng chú ý, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện Công ty Việt Á sai phạm về nguyên vật liệu sản xuất và có ý kiến đề nghị Bộ Y tế thu hồi số đăng ký của Việt Á. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Long đã không chỉ đạo kịp thời. Ông Long cũng không ra kết luận kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Y tế vẫn công bố giá không có căn cứ lên cổng thông tin điện tử của Bộ, tạo mặt bằng giá để công ty Việt Á bán cho các đơn vị, địa phương theo giá test xét nghiệm đã được Phan Quốc Việt nâng giá khống.
Nguyễn Thanh Long còn tiếp tục giới thiệu Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á với lãnh đạo một số địa phương tạo điều kiện cho Việt Á tiêu thụ kit xét nghiệm. Đáng chú ý, Nguyễn Thanh Long đã thông qua Nguyễn Huỳnh, cựu Thư ký của ông Long gợi ý, đề nghị và được Phan Quốc Việt đưa tổng số tiền 2,25 triệu USD (tương đương 51 tỷ đồng), đưa cá nhân Nguyễn Huỳnh 4 tỷ đồng.
Cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh: Theo kết luận điều tra, với vai trò Bộ trưởng KHCN, dù biết rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài thuộc Nhà nước, song vẫn để Bộ tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí về kết quả nghiên cứu và cấp phép kit test xét nghiệm là sản phẩm của đề tài cho Công ty Việt Á.
Bên cạnh đó, bị can Chu Ngọc Anh còn trực tiếp ký quyết định khen thưởng, ký tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen Công ty Việt Á và chỉ đạo thứ trưởng Trần Văn Tùng ký công văn gửi UBND TP HCM đề nghị giúp công ty được tặng Huân chương Lao động hạng ba không đúng đối tượng, không đúng công trạng, thành tích. Ông Chu Ngọc Anh còn có yếu tố vụ lợi nhận 200.000 USD (tương đương hơn 4,6 tỷ đồng) do Phan Quốc Việt đưa.
>>> Mời độc giả xem thêm video 38 bị can trong đại án Việt Á
Ngày 8/10,Công an huyện Cẩm Thủy, cho biết, đơn vị đã tiếp nhận, xác minh, làm rõ về sự việc một nữ sinh lớp 8 trên địa bàn bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai đôi. Nạn nhân là cháu B.T.H. (13 tuổi, đang học lớp 8).
Ngày 10/10, Công an tỉnh Lào Cai cho biết, Công an huyện Văn Bàn đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Hoàng Văn Bách (SN 1960) về tội Vô ý làm chết người . Các quyết định tố tụng trên đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn.
“Việc thu thập tư liệu, hiện vật có liên quan tới Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ tôn vinh đóng góp to lớn của Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, mà còn bảo tồn các giá trị lịch sử”.
Ngày 10/10/1954 là một mốc son trong lịch sử khi những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô tiến vào tiếp quản Hà Nội. Đây chính là thành quả lớn lao sau 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục phát huy đoàn kết, lấy tự cường làm nền tảng; bước vào giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới.
PV báo Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi nhanh với Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia Mai Văn Khiêm về nguyên nhân khiến năm 2024 có nhiều bão mạnh.
Sáng 9/10, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, phát thông báo về 3 trận động đất xảy ra sáng cùng ngày trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Các sinh viên ăn phải thức ăn thừa có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp suất ăn phải hoàn lại số tiền đã nộp. Nếu chất lượng bữa ăn không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe còn phải bồi thường thiệt hại.