Vụ SV ĐHBK Hà Nội ăn cơm canh thừa, trách nhiệm thuộc về ai?
Bình Nguyên
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công nhận thông tin phản ánh về việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa từ bữa trước dồn lại... là có thật và đã xin lỗi học sinh, phụ huynh...
chia sẻ
Tối 7/10, mạng xã hội xôn xao trước một phóng sự của VTV24 phản ánh về chất lượng bữa ăn trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng của nhiều sinh viên năm nhất Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo đó, tất cả sinh viên năm nhất của Đại học Bách Khoa Hà Nội đều phải học giáo dục quốc phòng và phải nộp 1.630.000 đồng chi phí ăn ở tập trung trong vòng 2 tuần.
Những sinh viên được giao nhiệm vụ chia cơm, phải thu gom cơm thừa trong bát của từng bàn, trộn đều, đổ vào khay, sau đó nhân viên của nhà ăn đổ số cơm thừa này vào thùng đựng cơm chung và tiếp tục chia cho các đơn vị đến ăn sau. Hình ảnh nhà ăn A15 ngày 30/9 (Ảnh: VTV24)
Đều đặn ngày 3 bữa, các đơn vị hành quân từ khu nhà ở đến nhà ăn A15, nơi tầng 2 của khu nhà này dành riêng cho sinh viên học giáo dục quốc phòng. Trung bình 1 ngày, nhà ăn của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Bách Khoa Hà Nội phục vụ khoảng gần 2.000 suất ăn cho sinh viên học giáo dục quốc phòng với mức giá 85.000 đồng/ngày cho 3 bữa.
Tuy nhiên, những sinh viên được giao nhiệm vụ chia cơm thông tin với Chuyển động 24h, phần lớn các suất cơm đã được chuẩn bị sẵn trên bàn là cơm thừa từ các bữa ăn của một trung đội đã ăn trước đó khoảng 1 giờ. Các sinh viên này có nhiệm vụ thu gom cơm thừa trong bát của từng bàn, trộn đều, đổ vào khay, sau đó nhân viên của nhà ăn đổ số cơm thừa này vào thùng đựng cơm chung và tiếp tục chia cho các đơn vị đến ăn sau.
Nhiều bạn sinh viên còn phát hiện dị vật trong các suất ăn (Ảnh: VTV24)
Không chỉ cơm thừa được tái sử dụng, những bát canh ăn dở của mỗi bàn cũng được một nhân viên của bếp ăn thu gom lại, đổ vào nồi. Chưa hết, ngoài cơm và canh bị quay vòng, bữa trước ăn thừa dùng cho bữa sau, các sinh viên còn phát hiện có nhiều dị vật bất thường trong thức ăn.
Sự việc khiến cả mạng xã hội dậy sóng, ai nấy đều cảm thấy bức xúc trước việc một đơn vị lớn như Đại học Bách khoa lại để chuyện này xảy ra. Các phụ huynh có con em đang theo học tại trường cũng tỏ ra hết sức bất bình và đau xót khi con em mình phải ăn cơm thừa canh cặn như vậy.
Trước sự việc trên, ngay trong đêm 7/10, Đại học Bách khoa Hà Nội đã có thông tin chính thức phản hồi nội dung này.
Sáng 8/10, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ban lãnh đạo đã kiểm tra công tác tổ chức ăn, nghỉ tập trung của tân sinh viên đang học quốc phòng, đồng thời họp các bên liên quan để làm rõ thông tin.
“Qua kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận một số phản ánh là đúng sự thật. Đơn vị cung cấp suất ăn tại nhà ăn A15 của khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh đưa ra các giải thích nhưng chưa đủ thuyết phục như chưa nhận được phản ánh trực tiếp của các sinh viên đang học tập tại đây về vệ sinh thực phẩm; chưa có ca ngộ độc thức ăn nào; nhân viên mới không nắm được quy định...”, đại diện trường thông tin.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn, chuyển sang đơn vị khác đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn định lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vị đại diện cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi và mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ của các bậc phụ huynh, các em sinh viên”. Nhà trường sẽ tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát số lượng và chất lượng thực phẩm sử dụng theo tiêu chuẩn quy định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời trường sẽ tiếp tục làm rõ và xử lý triệt để việc sinh viên phản ánh.
Sáng nay (8/10), Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng cơ quan y tế địa phương đã đến kiểm tra, làm việc với Trường. Kết quả chưa được công bố. Trong khi đó, các sinh viên cho biết buổi học diễn ra bình thường, từ chối chia sẻ thêm về các suất ăn.
Nói về trách nhiệm trong vụ việc này, Luật sư - ThS Nguyễn Duy Hoàn, Trung tâm Tư vấn Pháp luật, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, để xảy ra việc này, trước hết là trách nhiệm của đơn vị cung cấp suất ăn đã không bảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng khẩu phần ăn của sinh viên. Đồng thời, phía nhà trường cũng có lỗi đã không chọn được đơn vị có uy tín để đảm bảo suất ăn cho học sinh của mình. Nhà trường đã không thường xuyên giám sát, kiểm tra việc triển khai cung cấp suất ăn đảm bảo chất lượng. Để xử lý trách nhiệm của các bên liên quan, đơn vị chức năng cần xác minh sự việc, kiểm tra suất ăn xem có đảm bảo chất lượng hay mất vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không? Và căn cứ vào hậu quả của việc vi phạm về an toàn thực phẩm (số người ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất...) để xử lý. Trước mắt, dựa trên các kết quả kiểm tra, có thể xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh, an toàn thực phẩm...
Từ ngày 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực quy định lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Đường tỉnh lộ 356, đoạn qua thôn Ninh Tiếp (xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) mỗi ngày phải oằn mình “cõng” nhiều lượt xe tải cỡ lớn chở vật liệu xây dựng, gây bụi bặm, tiếng ồn khiến người dân bức xúc.
Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.
Nhằm chống gian lận trong việc thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, Bộ GD&ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Trường hợp khám sức khỏe để cấp đổi giấy phép lái xe bắt buộc phải xét nghiệm nồng độ ma túy (xét nghiệm 5 loại ma túy, thông tư cũ là 4 loại). Đồng thời, không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100%.
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn (đoàn Hà Nội) khẳng định, trong kỷ nguyên mà Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế, di sản văn hóa trở thành chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và tương lai.
Khi đang thi công cải tạo đường và hệ thống thoát nước, nhóm công nhân phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Gần một tháng trở lại đây, chất lượng không khí (AQI) Hà Nội ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép và thậm chí, có những ngày, Thủ đô thuộc top thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tờ thực đơn được thiết kế tỉ mỉ với 14 món ăn, đồ uống như: Dượng mùi kiêm sả ớt, thủy quái tắm trong sương, ngưu đen dạo trong vườn, sơn nữ ném còn, kim ngưu vờn bến thủy, trái ngọt uyên ương, mặt trời êm dịu...