Virus đột biến, Việt Nam công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất

Trước diễn biến mới của dịch bệnh, Việt Nam công bố nhiều thay đổi trong phác đồ điều trị Covid-19 lần 4.

<div> <div>&nbsp;</div> <p>Bộ Y tế vừa c&ocirc;ng bố hướng dẫn chẩn đo&aacute;n v&agrave; điều trị Covid-19 mới nhất. Đ&acirc;y l&agrave; bản cập nhật, sửa đổi lần thứ 4 kể từ khi Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu ti&ecirc;n.</p> <p><span>Chủng virus mới vừa lan truyền vừa biến đổi</span></p> <p>GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế đ&aacute;nh gi&aacute;, đợt dịch Covid-19 mới đang diễn ra tại nước ta phức tạp hơn so với giai đoạn trước đ&acirc;y. Chỉ trong 9 ng&agrave;y, đ&atilde; ghi nhận 174 ca l&acirc;y nhiễm trong cộng đồng tại 9 tỉnh.</p> <p>Kết quả giải tr&igrave;nh tự gen cho thấy đ&acirc;y l&agrave; chủng mới x&acirc;m nhập v&agrave;o Việt Nam, c&oacute; đột biến l&agrave;m tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ l&acirc;y nhiễm cao. Hệ số l&acirc;y nhiễm đợt n&agrave;y khoảng 5-6, trong khi giai đoạn trước chỉ 1,8-2,2.</p> <p><img alt="Virus đột biến, Việt Nam công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất" src="https://khds.1cdn.vn/2020/08/04/23/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_virus-dot-bien-viet-nam-cong-bo-phac-do-dieu-tri-covid-19-moi-nhat.jpg" title="Virus đột biến, Việt Nam công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất" /></p> <p><span>GS Nguyễn Văn K&iacute;nh</span></p> <p>GS Nguyễn Văn K&iacute;nh, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết th&ecirc;m, chủng virus mới ph&acirc;n lập được từ c&aacute;c bệnh nh&acirc;n ở Đ&agrave; Nẵng thuộc nh&oacute;m D614G (nh&aacute;nh G), đang g&acirc;y bệnh ở ch&acirc;u Phi, Bangladesh.</p> <p>Nh&aacute;nh G đ&atilde; xuất hiện rải r&aacute;c từ th&aacute;ng 2/2020. Tuy nhi&ecirc;n, những th&aacute;ng gần đ&acirc;y, c&aacute;c mẫu bệnh phẩm c&oacute; sự hiện diện của n&oacute; ng&agrave;y c&agrave;ng tăng tr&ecirc;n khắp thế giới. Tại Việt Nam, đ&acirc;y l&agrave; chủng nCoV thứ 6.</p> <p>Đặc điểm nổi bật của virus SARS-CoV-2 l&agrave; k&iacute;ch cỡ to, vừa lan truyền vừa biến đổi gen v&agrave; thường g&acirc;y bệnh ở đường h&ocirc; hấp tr&ecirc;n trước.</p> <p>Gần đ&acirc;y, c&oacute; một số bằng chứng về đường l&acirc;y truyền trong kh&ocirc;ng kh&iacute; của virus SARS-CoV-2, n&ecirc;n trong ph&aacute;c đồ mới, Bộ Y tế y&ecirc;u cầu ngo&agrave;i khử khuẩn c&aacute;c bề mặt, c&aacute;c cơ sở y tế cần phải c&oacute; biện ph&aacute;p thanh lọc, khử khuẩn m&ocirc;i trường trong ph&ograve;ng bệnh.</p> <p>C&aacute;c nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế khi kh&aacute;m, chăm s&oacute;c, l&agrave;m c&aacute;c thủ thuật cho bệnh nh&acirc;n Covid-19 cần phải sử dụng thiết bị bảo vệ c&aacute; nh&acirc;n như &aacute;o cho&agrave;ng, bảo vệ mắt, khẩu trang N95, găng tay.</p> <p>N&ecirc;́u có th&ecirc;̉, thực hiện thủ thuật ở phòng riêng, hoặc phòng áp lực âm. Hạn ch&ecirc;́ người không liên quan ở trong phòng khi làm thủ thuật</p> <p>Khi nhiễm virus nCoV, bệnh nh&acirc;n ủ bệnh từ 1-14 ng&agrave;y, trung b&igrave;nh l&agrave; 3-7 ng&agrave;y nhưng tại Vũ H&aacute;n, Trung Quốc từng c&oacute; trường hợp ủ bệnh đến 24-25 ng&agrave;y, do đ&oacute; rất nhiều người d&ugrave; kh&ocirc;ng c&oacute; triệu chứng nhưng vẫn l&acirc;y bệnh trong thời kỳ ủ bệnh.</p> <p>&ldquo;Chỉ c&oacute; gần 40% bệnh nh&acirc;n Covid-19 c&oacute; triệu chứng. V&igrave; vậy nếu chỉ căn cứ v&agrave;o triệu chứng, ch&uacute;ng ta sẽ bỏ qua 60% bệnh nh&acirc;n. Rất nguy hiểm&rdquo;, GS K&iacute;nh lưu &yacute;.</p> <p>GS K&iacute;nh cảnh b&aacute;o, vừa qua nhiều trường hợp test nhanh trong cộng đồng dương t&iacute;nh, sau đ&oacute; x&eacute;t nghiệm lại bằng Realtime RT-PCR &acirc;m t&iacute;nh đ&atilde; vội mừng, nhưng thực tế test nhanh c&oacute; dương t&iacute;nh giả, đồng nghĩa kết quả test &acirc;m t&iacute;nh chưa hẳn đ&atilde; kh&ocirc;ng mắc Covid-19.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, tỉ lệ lớn trường hợp mới mắc Covid-19, cơ thể sẽ chưa sản sinh ra kh&aacute;ng thể ngay, test nhanh kh&ocirc;ng ph&aacute;t hiện được.</p> <p>V&igrave; vậy, Bộ Y tế y&ecirc;u cầu tất cả những trường hợp test nhanh &acirc;m t&iacute;nh nhưng c&oacute; yếu tố dịch tễ vẫn phải tu&acirc;n thủ c&aacute;ch ly 14 ng&agrave;y tại nh&agrave;.</p> <p>Trong ph&aacute;c đồ mới, ngay khi ph&aacute;t hiện những ca nghi ngờ, kh&ocirc;ng x&aacute;c định được nguy&ecirc;n nh&acirc;n, cơ sở y tế cần lập tức x&eacute;t nghiệm Realtime RT-PCR, tr&aacute;nh bỏ s&oacute;t.</p> <p>GS K&iacute;nh cũng cho biết, trong giai đoạn dịch l&acirc;y trong cộng đồng hiện nay, cơ quan chức năng sẽ kh&ocirc;ng cố truy t&igrave;m F0, x&aacute;c định lu&ocirc;n những trường hợp dương t&iacute;nh SARS-CoV-2 l&agrave; F0, để từ đ&oacute; truy vết những người li&ecirc;n quan.</p> <p><span>Ph&acirc;n loại bệnh nh&acirc;n từ đầu, x&eacute;t nghiệm 3 lần</span></p> <p>GS Nguyễn Gia B&igrave;nh, Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu Việt Nam cho biết, trong ph&aacute;c đồ cập nhật lần 4, Việt Nam sẽ kh&aacute;m, ph&acirc;n loại bệnh nh&acirc;n Covid-19 ngay từ đầu th&agrave;nh 5 cấp theo triệu chứng l&acirc;m s&agrave;ng để ph&acirc;n cấp điều trị.</p> <p>Cấp độ 1: Bệnh nh&acirc;n kh&ocirc;ng c&oacute; triệu chứng.</p> <p>Cấp độ 2: Chỉ vi&ecirc;m đường h&ocirc; hấp cấp t&iacute;nh tr&ecirc;n với c&aacute;c biểu hiện như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đ&acirc;̀u, đau mỏi cơ.</p> <p>Cấp độ 3: Mức độ vừa - viêm ph&ocirc;̉i nhưng kh&ocirc;ng c&oacute; dấu hiệu vi&ecirc;m phổi nặng.</p> <p>Cấp độ 4: Mức độ nặng - viêm ph&ocirc;̉i nặng khi nồng độ oxy trong m&aacute;u &le; 93% khi thở khí phòng, kh&oacute; thở nặng. Với trẻ nhỏ, nồng độ oxy m&aacute;u dưới 90%, suy h&ocirc; hấp nặng, c&oacute; r&uacute;t l&otilde;m lồng ngực.</p> <p>Cấp độ 5: Nguy kịch khi nồng độ oxy trong m&aacute;u dưới 92%, suy tạng v&agrave; gặp c&aacute;c biến chứng như hội chứng suy h&ocirc; hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm tr&ugrave;ng, nhiễm tr&ugrave;ng huyết, nhồi m&aacute;u phổi&hellip;</p> <p><img alt="Virus đột biến, Việt Nam công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất" src="https://khds.1cdn.vn/2020/08/04/43/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_virus-dot-bien-viet-nam-cong-bo-phac-do-dieu-tri-covid-19-moi-nhat-1.jpg" title="Virus đột biến, Việt Nam công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất" /></p> <p><span>GS Nguyễn Gia B&igrave;nh,&nbsp;Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu Việt Nam, Tổ trưởng tổ hội chẩn bệnh nh&acirc;n Covid-19 nặng</span></p> <p>Theo đ&oacute;, tất cả ca bệnh nhẹ sẽ điều trị tại c&aacute;c khoa ph&ograve;ng th&ocirc;ng thường, ngay ph&ograve;ng kh&aacute;m, trung t&acirc;m y tế huyện, ca nặng điều trị tại các phòng c&acirc;́p cứu của các khoa phòng hoặc h&ocirc;̀i sức tích cực của bệnh viện.</p> <p>Ca bệnh nặng v&agrave; nguy kịch c&acirc;̀n được đi&ecirc;̀u trị h&ocirc;̀i sức tích cực, can thiệp thở m&aacute;y, ECMO&hellip;</p> <p>GS B&igrave;nh cho biết, nguy&ecirc;n tắc chung l&agrave; điều trị theo nguy&ecirc;n nh&acirc;n, chống cơn b&atilde;o cytokine, điều trị triệu chứng, bệnh k&egrave;m theo, chống bội nhiễm v&agrave; hỗ trợ về dinh dưỡng, phục hồi chức năng.</p> <p>Nếu độ b&atilde;o ho&agrave; oxy dưới 92% c&oacute; thể xem x&eacute;t can thiệp thở m&aacute;y v&igrave; diễn biến rất nhanh, nếu nghi ngờ mắc hội chứng &ldquo;cơn b&atilde;o cytokine&rdquo; phải lọc thận&hellip;</p> <p>Đặc biệt, trong ph&aacute;c đồ cập nhật lần 4, c&aacute;c y b&aacute;c sĩ đặc biệt ch&uacute; &yacute; tới vấn đề điều trị t&acirc;m l&yacute; cho bệnh nh&acirc;n.</p> <p>Ri&ecirc;ng với trẻ em, trong ph&aacute;c đồ mới, Bộ Y tế lưu &yacute; c&aacute;c b&aacute;c sĩ về t&igrave;nh trạng tổn thương vi&ecirc;m đa cơ quan tương tự bệnh Kawasaski với c&aacute;c biểu hiện s&ocirc;́t, ban đỏ hoặc xung huy&ecirc;́t giác mạc, hoặc phù n&ecirc;̀ niêm mạc miệng, suy tu&acirc;̀n hoàn, tổn thương tim, r&ocirc;́i loạn đông m&aacute;u&hellip;</p> <p>D&ugrave; chưa c&oacute; thuốc điều trị đặc hiệu, song lần cập nhật thứ 4, Bộ Y tế đ&atilde; thừa nhận hiệu quả của một số thuốc kh&aacute;ng virus như c&aacute;c thuốc Lopinavir, Ritonavir, Interferon sẵn c&oacute; trong nước, hết virus sau 7 ng&agrave;y, thuốc Remdesivir của Mỹ, thuốc IVIg...</p> <p>Ri&ecirc;ng Chloroquine, Hydroxychloroquine, Việt Nam ngừng sử dụng ho&agrave;n to&agrave;n. Thay v&agrave;o đ&oacute; sẽ sử dụng th&ecirc;m huyết tương của người đ&atilde; khỏi bệnh.</p> <p>Kh&aacute;c với c&aacute;c phi&ecirc;n bản trước, ph&aacute;c đồ mới nhất của Bộ Y tế y&ecirc;u cầu bệnh nh&acirc;n Covid-19 phải c&oacute; 3 lần x&eacute;t nghiệm li&ecirc;n tiếp &acirc;m t&iacute;nh, mỗi lần x&eacute;t nghiệm c&aacute;ch nhau &iacute;t nhất 24 giờ mới đủ điều kiện xuất viện (trước đ&acirc;y chỉ quy định x&eacute;t nghiệm 2 lần).</p> <p>Theo GS K&iacute;nh, việc x&eacute;t nghiệm 3 lần sẽ hạn chế c&aacute;c trường hợp t&aacute;i dương t&iacute;nh trở lại như trước đ&acirc;y.</p> <p>&nbsp;</p> <div>&nbsp;</div> </div>

Theo vietnamnet.vn
back to top