VinMart, VinMart+ khiến Masan Group lỗ ròng trong quý 1/2020

(khoahocdoisong.vn) - Doanh thu hợp nhất của Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group) đạt 17.632 tỷ đồng trong quý 1/2020. Nhưng chi phí quản lý và chi phí bán hàng của các mảng kinh doanh bán lẻ tăng mạnh, làm “đảo ngược” kết quả kinh doanh, khiến tập đoàn lần đầu tiên lỗ trong 6 năm.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, VinCommerce ghi nhận 8.709 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận gộp là 1.384 tỷ đồng, tăng 49%. Lợi nhuận của VinCommerce được cải thiện đáng kể với biên EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) trong quý 1/2020 đạt mức 5,1%, tăng lên so với mức 9,1% và 10,7% lần lượt vào quý 1/2019 và quý 4/2019. Tốc độ tăng trưởng này đến từ doanh số bán hàng tăng lên của các cửa hàng tại Hà Nội, các thành phố cấp 1 và cấp 2.

Trái ngược với khoản lãi khủng trong quý 3/2019 - thời điểm trước khi về cùng một nhà với Masan Group, VinCommerce không còn báo lãi, mà thay vào đó là khoản lỗ 897 tỷ đồng trong quý 1/2020.

Chi phí bán hàng, chi phí hành chính và quản lí doanh nghiệp (Selling, General & Administrative Expense – SG&A) của VinCommerce cao nhất so với các mảng kinh doanh khác trong tập đoàn, với 2.233 tỷ đồng, chiếm 43% tổng chi phí của Masan Group. Tuy nhiên, Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang cho biết mức lỗ của VinCommerce trong quý 1/2020 đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, nên vẫn có thể tiếp tục kỳ vọng vào thời gian tới.

Ngoài VinCommerce thua lỗ, Masan Group cũng không nhận được dấu hiệu tích cực từ Masan Resources (Khoáng sản Masan - MSR), với doanh thu giảm 10,4%. Mức giảm này là do chịu tác động của dịch Covid-19 khiến giá khoáng sản tiếp tục ở mức thấp. Ngoài ra, hàng tồn kho vẫn chưa được giải phóng trong quý 1 và có giá thực tế cao hơn giá bán trên thị trường.

Bù lại, ngành thịt và chăn nuôi của Masan MEATLife (MML) tăng trưởng 85% so với quý 4/2019, EBITDA hòa vốn và đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng vào quý 1/2020. Do biến động giá thịt lợn tăng cao sau dịch tả lợn Châu Phi và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tại nhà tăng lên trong mùa dịch Covid-19, doanh thu của MEATLife không bị giảm, cũng như lợi nhuận vẫn giữ được ổn định. Hiện nay, nguồn cung của MEATLife chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cho thấy điểm sáng trong kinh doanh của Masan, có tiềm năng nếu như việc tái đàn lợn được đẩy nhanh.

Phải gồng gánh cho khoản lỗ mà chuỗi VinMart, VinMasrt+ mang về, lãi sau thuế của Masan Consumer Holding – MCH đạt 820 tỷ đồng. 

Doanh thu thuần của MCH tăng trưởng 22,4% với 4.625 tỷ đồng và EBITDA tăng trưởng 5,3% vào quý 1/2020. MCH đã tối ưu hóa dòng tiền đầu tư bằng cách tăng trưởng 59,7% của ngành hàng thực phẩm tiện lợi và tăng trưởng gấp 3 lần của ngành hàng thịt chế biến. Chiến lược cao cấp hóa và đô thị hóa của MCH tăng tốc với doanh số tăng trưởng 75% tại kênh bán lẻ hiện đại, nhưng rõ ràng MCH vẫn chưa đủ lực để kéo tất cả các mảng kinh doanh khác của Masan Group về mức hòa vốn.

Do đó, kết quả kinh doanh trong quý 1/2020 của Masan Group chịu lỗ đến 216 tỷ đồng, lợi nhuận thuần sau thuế phân bố cho cổ đông công ty mẹ là âm 78 tỷ đồng, còn các cổ đông không kiểm soát là âm 138 tỷ đồng. Trong khi vào thời điểm này năm ngoái, lợi nhuận ròng của Masan Group thu về sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là 1.000 tỷ đồng.

Theo Đời sống
Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục – những hạt giống sẽ lớn lên.
back to top