Vietnam Airlines đã mất cân bằng tài chính từ hơn một thập kỷ qua

(khoahocdoisong.vn) - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – MCK: HVN) thông báo lỗ lũy kế 9 tháng năm 2020 hơn 10.000 tỷ đồng. Vốn góp của chủ sở hữu bị âm 7.572 tỷ đồng.

Không chỉ công ty mẹ có kết quả kinh doanh sụt giảm, các công ty con có liên quan đến cung cấp dịch vụ hàng không như Vacs, Skypec, Viags… cũng báo lỗ trong quý 3/2020 cũng như 9 tháng năm 2020.

Tính hết tháng 9/2020, doanh thu thuần của Vietnam Airlines đạt 32.411 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chủ yếu là doanh thu vận tải hàng không giảm mạnh 59%, tương đương giảm 35.675 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán lại lớn hơn doanh thu, khiến lợi nhuận gộp âm 7.707 tỷ đồng. Cuối kỳ, Tổng công ty lỗ ròng 10.676 tỷ đồng.

Về tài sản, Vietnam Airlines bắt đầu có dấu hiệu suy giảm từ quý 2/2019, trước thời điểm Covid-19 bùng phát. Cho đến ngày 30/9/2020, tài sản của Vietnam Airlines còn 62.370 tỷ đồng, giảm 18% so với đầu năm và giảm 21% so với cùng kỳ năm 2019.

Nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn 21.961 tỷ đồng, có nghĩa tài sản của hãng hàng không này chủ yếu được hình thành từ nợ. Điều này dẫn đến sự mất cân đối tài chính, rất nguy hiểm khi doanh nghiệp gặp sự cố trong kinh doanh. Do đó, nếu một doanh nghiệp bị mất cân đối tài sản trong nhiều năm cần phải được giám sát chặt chẽ.

Thực tế, tình hình sức khỏe tài chính của Vietnam Airlines bị mất cân đối từ rất nhiều năm nay. Hơn thập kỷ qua (tính từ năm 2007 đến nay), nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines luôn cao hơn tài sản ngắn hạn.

Đại dịch Covid-19 bùng phát, tác động tới toàn bộ nền kinh tế cũng như các hãng hàng không. Nhưng với tình trạng tài chính mất cân bằng của Vietnam Airlines trong suốt nhiều năm qua, hãng hàng không này càng gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh sau 9 tháng đầu năm 2020 đã âm hơn 6.000 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/9/2020, khoản vay nợ tài chính của Vietnam Airlines đã nhiều hơn 35.000 tỷ đồng, trên tổng số nợ phải trả là 55.760 tỷ đồng. Ngoài ra, Vietnam Airlines đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của người lao động lên tới 10.537 tỷ đồng.

Khả năng thanh toán nợ của Vietnam Airlines hầu như là không thể. Để duy trì, Vietnam Airlines chỉ có thể tiếp tục vay tiền và khất nợ. Trong bối cảnh hiện nay, việc rót vốn cho Vietnam Airlines không khác gì “muối bỏ bể”.

Ngay cả khi nền kinh tế phục hồi, trở về trạng thái bình thường mới, hãng hàng không này vẫn phải liên tục vay chỗ mới trả để chỗ cũ, “giật gấu vá vai” để tiếp tục hoạt động bình thường.

Vốn góp của chủ sở hữu đã bị bào mòn âm cả vốn, công ty kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động. Đây chính là hậu quả của việc lạm dụng vào vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của tổng công ty.

Theo Đời sống
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng

Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng

Trong quý 3/2024, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.698 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp của VNSteel ghi nhận gần 138 tỷ đồng, giảm mạnh 22% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp co hẹp lại còn 1,58%.
back to top