Viêm đa hệ thống nặng liên quan Covid-19 dễ bị nhầm viêm ruột thừa cấp

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận bé trai N.V.S (8 tuổi, Bình Chánh) trong tình trạng sốt cao đau bụng, nhợn ói. Kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ từng bị Covid-19.

Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ sốt cao 39 - 40 độ C liên tục 2 ngày, uống thuốc hạ sốt không bớt. Trẻ than đau bụng quanh rốn lan xuống hố chậu phải, ói 4 -5 lần ra thức ăn, tiêu phân vàng lỏng 5 - 6 lần/ngày.

viem-da-he-thong-1.png
Trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan Covid-19, thể có sốc có thể bị nhầm với viêm ruột thừa. 

Tại Bệnh viện, trẻ được xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2.

Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng SARS-CoV-2 cho thấy trẻ bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó vì trẻ chưa tiêm văcxin ngừa Covid-19. Kết quả siêu âm bụng ghi nhận ruột thừa viêm sung huyết. Xét nghiệm máu cho thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chẩn đoán trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan Covid-19, thể có sốc nên được chống sốc với dịch truyền, sử dụng thuốc vận mạch sớm, truyền corticoid liều cao, thuốc chống đông, kháng sinh, hỗ trợ hô hấp…

Đồng thời bệnh nhi được chỉ định CTscan ổ bụng loại trừ viêm ruột thừa cấp, tránh cho trẻ cuộc mổ không cần thiết.

Kết quả sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, hết sốt, hết đau bụng, mạch huyết áp ổn định, không cần thở oxy.

Đây là trường hợp hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em biểu hiện giống tình trạng viêm ruột thừa cấp.

BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lưu ý, khi thấy con em mình sốt cao trên 2 ngày, nổi hồng ban da, đỏ mắt, đau bụng, tiêu chảy, ói,… phụ huynh hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám, định bệnh chính xác, điều trị thích hợp.

Ngoài hội chứng viêm đa hệ thống trẻ có thể mắc sởi, rubella, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, nhiễm trùng huyết, viêm ruột thừa…

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top