<div> <p>Hồi tháng 1, chính quyền Chicago tiến hành bắt giữ Aditya Singh sau khi phát hiện người đàn ông 36 tuổi này đã sống 3 tháng tại Sân bay Quốc tế O'Hare, theo <em>CNN.</em></p> <p>Kể từ tháng 10/2020, anh tá túc ở khu vực an ninh, nhận đồ ăn từ những hành khách tốt bụng và sử dụng nhà vệ sinh sân bay để chỉnh trang hàng ngày. Chuỗi ngày "ăn nhờ ở đậu" tại đây chấm dứt khi một nhân viên nghi ngờ và yêu cầu kiểm tra chứng minh thư của Singh.</p> <p>Aditya Singh không phải trường hợp duy nhất coi sân bay là nhà riêng. Theo <em>CNN</em>, trước đó từng có nhiều người cố gắng tá túc tại các sân bay, nhà ga hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao nguoi my song tai san bay anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/11/znews-photo-zadn-vn_178921_aditya_singh_ohare_international_airport.jpg" title="vì sao người mỹ sống tại sân bay ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Tháng 1/2021, Aditya Singh bị bắt giữ sau 3 tháng lưu trú tại Sân bay Quốc tế O'Hare (bang Chicago, Mỹ). Ảnh: <em>BBC.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Hòa vào đám đông</h3> <p>Thực tế, nhiều người ví sân bay như những thành phố thu nhỏ, với đầy đủ cơ sở vật chất cho hoạt động sống như khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, phương tiện công cộng, công viên, sân bãi.</p> <p>Dù không nhất thiết phải hoạt động 24/7, các nhà ga sân bay thường mở cửa từ rất sớm cho tới đêm khuya.</p> <p>Do đó, không ít người muốn tìm cách cư trú tại sân bay, tránh sự kiểm soát gắt gao trong một thời gian dài như Singh. Một trong những cách mà "cư dân sân bay" dùng để đánh lạc hướng bộ phận bảo an sân bay là hòa vào đám đông.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao nguoi my song tai san bay anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/11/znews-photo-zadn-vn_190311161402_09_worlds_busiest_airports_2018_restricted_full_169.jpg" title="vì sao người mỹ sống tại sân bay ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Các cư dân sân bay thường lợi dụng cảnh đông đúc, bận rộn thường thấy để đánh lạc hướng lực lượng bảo an. Ảnh: <em>CNN.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, các sân bay xứ cờ hoa tiếp nhận 1,5-2,5 triệu hành khách mỗi ngày. Khi đại dịch lan rộng, con số trên giảm xuống dưới 100.000 trong những tuần đầu năm 2020.</p> <p>Đáng chú ý, vụ việc của người đàn ông lưu trú tại Sân bay Quốc tế O'Hare xảy ra giữa tháng 10/2020, thời điểm ngành hàng không Mỹ có dấu hiệu ấm lại.</p> <h3>Sống nay đây, mai đó</h3> <p>Song, không phải ai lưu trú tại sân bay cũng tự nguyện sống ở đây. Đôi khi, họ bị mắc kẹt lại trong thời gian ngắn do các vấn đề khách quan như chuyến bay bị hủy hay lùi giờ bay vì thời tiết xấu.</p> <p>Thông thường, tình trạng đó chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc 1-2 ngày. Tuy nhiên, nhiều người vô tình kẹt lại sân bay suốt thời gian dài, điển hình như Mehran Karimi Nasseri - câu chuyện được cho là truyền cảm hứng cho bộ phim <em>The Terminal</em>.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao nguoi my song tai san bay anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/11/znews-photo-zadn-vn_tl_viktorsleeps.png" title="vì sao người mỹ sống tại sân bay ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Nhiều người vô tình mắc kẹt lại sân bay suốt nhiều ngày, tháng, thậm chí nhiều năm. Ảnh: <em>Telegraph.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Năm 1988, Nasseri, một người tị nạn đến từ Iran, bị mất giấy tờ xác minh tình trạng tị nạn lúc đang qua Bỉ và Pháp để tới Anh. Không có giấy tờ, ông không được phép rời sân bay ở Paris hay nhập cảnh và Pháp.</p> <p>Chính phủ Anh, Pháp, và Bỉ đều từ chối tiếp nhận trường hợp của Nasseri. Có thời điểm giới chức Pháp cho phép ông cư trú tại nước này nhưng Nasseri vẫn muốn đến Anh sinh sống.</p> <p>Vì thế, ông sống tại sân bay Charles de Gaulle gần 18 năm. Ông chỉ rời đi vào năm 2006, khi sức khỏe giảm sút và cần nhập viện điều trị.</p> <p>Gần đây, dịch Covid-19 vô tình tạo nên những "cư dân sân bay" không tự nguyện mới. Ví dụ như Roman Trofimov, một người Estonia, tới Sân bay Quốc tế Manila trên chuyến bay từ Bangkok (Thái Lan) ngày 20/3/2020.</p> <p>Lúc tới sân bay, chính quyền Phiippines đã tạm dừng cấp thị thực nhập cảnh cho hành khách nước ngoài nhằm hạn chế sự lây lan Covid-19. Trofimov phải dành hơn 100 ngày ở sân bay Manila cho tới khi có chuyến bay giải cứu về Estonia.</p> <h3>Mái nhà cho người vô gia cư</h3> <p>Từ lâu, một số sân bay lớn ở Mỹ và châu Âu được coi là nơi trú ẩn cho người vô gia cư, dù không chính thức được thừa nhận.</p> <p>Năm 1986, tờ<em> Chicago Tribute </em>ghi nhận trường hợp Fred Dilsner, cựu kế toán viên 44 tuổi, sống tại O'Hare trong một năm. Tại thời điểm đó, có khoảng 30-50 người đang sống tại các sân bay, song con số thực tế có thể tăng lên 200 vào mùa đông.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao nguoi my song tai san bay anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/11/znews-photo-zadn-vn_hhdd5wsmel4y7kr3q6zq4y566q.jpg" title="vì sao người mỹ sống tại sân bay ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Từ trước tới nay, sân bay vốn là nơi cư trú của nhiều người vô gia cư ở xứ cờ hoa. Ảnh: <em>AJC.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo <em>CNN</em>, số lượng người vô gia cư tá túc tại một vài sân bay lớn ở Mỹ gia tăng đáng kể năm 2018, gồm Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và Sân bay Quốc tế Thurgood Marshall.</p> <p>Dưới ảnh hưởng từ đại dịch, nhóm cư dân sân bay này cũng gây lo ngại cho vấn đề sức khỏe cộng đồng. Phần lớn giới chức sân bay cố gắng cung cấp viện trợ cho những người này.</p> <p>Tại Sân bay Quốc tế Los Angeles, các quan chức đã triển khai đội can thiệp khủng hoảng nhằm kết nối người vô gia cư với các dịch vụ nhà ở, an sinh xã hội khác, tránh tình trạng "lấy sân bay làm nhà" tiếp diễn kéo dài.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vì sao nhiều người Mỹ coi sân bay là nhà
Không có nơi ở, mắc kẹt vì nguyên nhân khách quan là một trong những lý do khiến nhiều người dân xứ cờ hoa ở mọi giới tính, độ tuổi lưu trú tại các sân bay.
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Xe tải ngùn ngụt bốc cháy trên đường Vành đai 3 trên cao
Xe tải đang di chuyển trên đường Vành đai 3 trên cao, hướng Linh Đàm về Mỹ Đình, khi tới cuối đường Nguyễn Xiển bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt.
Chiến sự Kursk căng thẳng, lữ đoàn Ukraine dần cạn kiệt xe tăng M-1 Abrams
Lữ đoàn Cơ giới số 47 của Quân đội Ukraine đang cạn kiệt xe tăng M-1 Abrams, Ukraine phải điều động những chiếc xe tăng M-1 Abrams cuối cùng tới Kursk trong bối cảnh chiến sự đang ngày càng căng thẳng.
Tin mới áp thấp nhiệt đới: Đã mạnh lên thành bão số 10
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, chiều nay (23/12), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, có tên quốc tế là PABUK.
Hà Nội đang ô nhiễm thứ 5 trên thế giới, chất lượng không khí rất xấu
Chất lượng không khí Hà Nội đang ở ngưỡng không lành mạnh với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 181, màu đỏ là ngưỡng rất xấu và được xếp là một trong những thành phố lớn trên thế giới ô nhiễm nhất.
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Theo kênh Military Summary cho biết, Quân đội Nga (RFAF) đã tập trung số lượng lớn quân ở phía nam thành phố Pokrovsk và bắt đầu các đợt tấn công ác liệt. Quân Nga tung chiến thuật biển người, Lữ đoàn 150 của Ukraine mất 75% quân số trong 2 tuần.
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Trong triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, một lần nữa hệ thống tên lửa Scud-B, đây loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á, được Quân đội Việt Nam trưng bày trước công chúng.
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Lúc 7h sáng cùng ngày, chiếc phà chở khách chạy tuyến từ thôn Bình Trung (xã Tam Hải) đi thôn Xuân Mỹ (xã Tam Hải) đang lưu thông vượt sông Trường Giang (Quảng Nam). Đến gần bờ thì phà bị phá nước nên bị chìm.
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Cơ quan Công an xác định, anh D. là cán bộ công an thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Yên Sơn.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.