Vì sao các nhà sản xuất ô tô lớn tại Việt Nam chưa lên sàn chứng khoán?

Ba nhà sản xuất ô tô tư nhân lớn nhất tại Việt Nam gồm Thaco, TC Motor và VinFast chưa có doanh nghiệp nào niêm yết trên sàn chứng khoán.
Vì sao các nhà sản xuất ô tô lớn tại Việt Nam chưa lên sàn chứng khoán? 1

Nhà máy Thaco KIA tại Khu kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam).

Trong danh sách VNR500 phiên bản 2020 vừa công bố, ở hạng mục xếp loại 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, có tên 15 doanh nghiệp có ngành nghề chính là sản xuất kinh doanh ô tô.

Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất ô tô có thứ hạng cao về quy mô, gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn VinGroup (vị trí số 1/500), Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (vị trí số 5/500) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công (vị trí số 11/500).

Tuy nhiên, dù quy mô rất lớn nhưng đến nay cả 3 nhà sản xuất ô tô tư nhân hàng đầu Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào niêm yết lên sàn chứng khoán.

Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (thuộc Tập đoàn Thaco) mặc dù trở thành công ty cổ phần từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn chưa niêm yết lên sàn chứng khoán.

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương từng tiết lộ về 2 phương án niêm yết Thaco tại một kỳ đại hội cổ đông thường niên.

Theo đó, với cấu trúc mới của công ty theo hướng holdings (đầu tư vốn, đa sở hữu), tập đoàn có hai phương án niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán.

Phương án thứ nhất là từng bước hướng đến đại chúng cả Thaco và 3 công ty nông nghiệp, đầu tư xây dựng và thương mại.

Phương án thứ hai, Thaco không đại chúng mà đại chúng các công ty con ngành ô tô và logistics, đặc biệt là công ty sản xuất ô tô.

Với Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công (TC Motor), được xếp thứ 11/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước, hiện tập trung vào 3 ngành thế mạnh chính là sản xuất ô tô, tài chính, bất động sản.

Hiện tập đoàn này chưa có kế hoạch cụ thể để lên sàn chứng khoán, một phần bởi ràng buộc mối quan hệ đầu tư vốn khá lớn từ Hyundai Hàn Quốc trong các đơn vị liên doanh làm thành viên.

Đối với Vingroup, mảng sản xuất kinh doanh ô tô được tập đoàn này bỏ vốn đầu tư vào Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VinFast, doanh nghiệp mới thành lập từ tháng 6/2017.

Doanh nghiệp này muốn niêm yết lên sàn chứng khoán, phải cổ phần hóa và trở thành công ty đại chúng, trong khi mô hình hiện nay là công ty TNHH.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp chuyên phân phối ô tô như Công ty CP dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico), Công ty CP dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco) hay Công ty CP dịch vụ đầu tư tài chính Hoàng Huy đều đã niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.

Một chuyên gia từ công ty chứng khoán VCBS cho hay, việc lên sàn thường nằm trong chiến lược tài chính dài hạn của doanh nghiệp, trong đó việc huy động vốn từ các đợt IPO phải mang về cho doanh nghiệp nguồn lực tài chính đủ mạnh, là yếu tố quan trọng nhất để các cổ đông quyết định có niêm yết hay không.

Theo xe.baogiaothong.vn
Pagani Huayra Codalunga "sặc mùi" hàng hiệu

Pagani Huayra Codalunga "sặc mùi" hàng hiệu

Chiếc siêu xe hypercar Pagani Huayra màu xanh ngọc lam là phiên bản thứ 2 của sự hợp tác giữa Pagani và Hermes. Nội thất Huayra Codalunga này được hoàn thiện bởi thương hiệu Hermes.
Jaguar "hồi sinh" E-Type sau 50 năm

Jaguar "hồi sinh" E-Type sau 50 năm

Quả thật tiền nhiều có thể mua được mọi thứ, kể cả là mẫu xe Jaguar E-Type sau 50 năm dừng sản xuất cũng được hãng xe Anh quốc làm sống dậy, sau yêu cầu của 1 khách hàng siêu VIP ở Đông Nam Á.
back to top