Vẩy nến khớp có chữa khỏi được không?

(khoahocdoisong.vn) - Vẩy nến khớp gây ra tình trạng sưng, viêm khớp, đau đớn và khó vận động. Do vậy, khi phát hiện bệnh, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh vẩy nến thể khớp?

Viêm khớp vẩy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào và mô lành mạnh do rối loạn. Phản ứng miễn dịch bất thường gây viêm ở các khớp xương và khiến quá trình sản sinh tế bào bị đẩy nhanh.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gây vẩy nến khớp bao gồm:

Bị bệnh vẩy nến: Hầu hết người bị vẩy nến có tổn thương da rồi mới thấy tổn thương xương khớp.

 Lịch sử gia đình mắc bệnh vẩy nến.

Bị các bệnh nhiễm khuẩn trước đó như viêm họng liên cầu khuẩn,…

 Bị chấn thương khớp hoặc chấn thương da.

Bị bệnh vẩy nến trên móng tay.

Tuổi tác: Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp vẩy nến, nhưng nó thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 30 đến 50.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến

Triệu chứng vẩy nến khớp có thể bùng phát, được cải thiện, rồi lại trở nên tồi tệ hơn. Điều này là vì vẩy nến là một bệnh mạn tính. Do đó, người bị vẩy nến và viêm khớp vẩy nến phải xác định tâm lý sống chung với bệnh cả đời.

Các triệu chứng vẩy nến khớp bao gồm:

Sưng, tấy đỏ các khớp như khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân.

Đau các khớp.

Di chuyển, đi lại khó khăn.

Vẩy nến khớp có chữa khỏi được không?

Vẩy nến là bệnh mạn tính nên rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh nếu có phương pháp điều trị đúng.

Hiện nay, các loại thuốc tây dùng trong điều trị bệnh vẩy nến có thể ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm: Thuốc bôi, thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Thuốc bôi thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh vẩy nến trên da. Thuốc uống thường là dạng chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch nên giúp điều trị vẩy nến hiệu quả trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, dùng thuốc tây điều trị vẩy nến có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến gan, thận, da, dạ dày, xương khi sử dụng lâu dài. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Cải thiện vẩy nến khớp hiệu quả nhờ sản phẩm chứa thành phần chính từ thảo dược

Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vẩy nến an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng.

Sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều thảo dược thiên nhiên khác như: Thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến nói chung và viêm khớp vẩy nến nói riêng. Cùng xem thêm chia sẻ của ông Xuân về quá trình cải thiện bệnh vẩy nến TẠI ĐÂY

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - Sản phẩm cho người bị vẩy nến do tự miễn

Người bị vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng khá nhiều.

Người bị vẩy nến có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang là sản phẩm với nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như vẩy nến; giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng một ngày 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ và dùng từng đợt liên tục từ 1-3 tháng.

Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

(bài tài trợ)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top