Tỷ phú Dung Tấn Trung: Startup cần phục vụ 6 tỉ người thu nhập thấp

Thế giới có 7 tỷ người nhưng đa số doanh nghiệp tập trung phục vụ 1 tỷ người có nhiều tiền. Dù sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng startup cần nghĩ cách để phục vụ 6 tỷ người có thu nhập thấp.

Ông Dung Tấn Trung sinh năm 1967 và là triệu phú đô la người Mỹ gốc Việt. Năm 1995 ông sáng lập công ty On Display, tập trung vào nghiên cứu và phát triển chương trình giúp kiểm soát và quản lý doanh nghiệp trực tuyến. Công ty này được ông Trung bán lại với giá 1,8 tỷ USD vào năm 2000. Hiện nay, ông Trung đang khởi nghiệp tại Việt Nam với dự án phúc lợi dành cho công nhân ở các khu chế xuất.

Ý tưởng khởi nghiệp xuất hiện nhờ đến chùa

Ông Dung Tấn Trung cho rằng, ý tưởng khởi nghiệp thường đến rất bất ngờ. Sau khi mẹ mất vào năm 1994, ngôi chùa gần thành phố Boston (Hòa Kỳ) là nơi ông Trung thường tới. Lúc đó, nhà chùa gặp khó khăn trong việc gửi thư mời cho nhiều gia đình Việt Nam vào dịp lễ. Cách truyền thống mất khá nhiều thời gian vì phải mở danh bạ và chép lại từng dòng chữ.

Là “dân công nghệ”, ông Trung nảy ra ý tưởng nhập toàn bộ danh bạ vào máy tính. Khi đã tạo được cơ sở dữ liệu trên máy tính, nhà chùa chỉ cần gõ một vài chữ cái trong tên họ thì danh sách chi tiết sẽ tự động hiện ra. Việc nhập liệu để gửi thư trở nên đơn giản hơn. Ý tưởng đầu tiên ấy được ông Trung hoàn thiện và trở thành một công cụ hữu ích. Không chỉ danh bạ, công cụ này còn cho phép thể thu thập thông tin về sản phẩm từ nhiều website khác nhau để so sánh giá,…

Tuy nhiên, để thành công không chỉ có ý tưởng. Thất bại với công ty thứ hai (Fogbreak), ông Trung cho biết điều kinh khủng nhất là mất tiền. Năm đó, ông đã mất 21 triệu USD. 5 năm cống hiến cho startup cũng trở nên lãng phí.

“Fogbreak bị thất bại khi đưa ra thị trường. Mình là dân công nghệ, mà dân công nghệ thường bị mù mắt, không nhìn thấy thị trường. Rất nhiều công ty đưa sản phẩm ra thị trường và liên tục có sự điều chỉnh thì thành công, không điều chỉnh được thì thất bại” – ông Dung Tấn Trung nói.

Sau đó, ông Trung tình cờ nói chuyện với người bạn làm ở bộ phận marketing. Câu chuyện trở nên rất thú vị khi ông Trung là người làm nên sản phẩm, còn anh bạn kia là người giải thích cho thị trường về sản phẩm. Bộ phận marketing phải chuẩn bị hàng loạt câu trả lời về nhưng nội dung như: Tại sao sản phẩm này quan trọng? Giá trị của nó là gì? Từ đó, ông Trung thấy rằng, làm tốt sản phẩm là chưa đủ, cần phải giải thích những điều đó cho khách hàng. Đó mới là việc quan trọng.

Khởi nghiệp ở đâu cũng khó

Không thành công với dự án khởi nghiệp về ví điện tử ở Việt Nam. Đó tiếp tục là kết quả của việc thiếu nghiên cứu thị trường. Công nghệ đã được hoàn thiện trong 3 năm nhưng giá trị mag lại cho thị trường thực sự chưa rõ ràng. Người bán hàng chỉ sử dụng dịch vụ khi có nhiều người dùng. Người dùng cũng yêu cầu phải có nhiều đơn vị chấp nhận dịch vụ thì mới sử dụng.

“Khởi nghiệp bất kỳ ở đâu cũng khó. Ở Việt Nam cũng khó, ở Mỹ cũng khó. Hiếm có ở đâu mà khởi nghiệp lại dễ” – ông Dung Tấn Trung khẳng định.

Bản chất của khởi nghiệp là làm sao để tạo ra giá trị mới, khác biệt. Theo ông Trung, có thể đo giá trị mình tạo ra bằng việc lấy giá trị mới cao hơn trừ đi giá trị ban đầu. Ví dụ như việc nhà hàng mua nguyên liệu thô và thông qua công thức nào đó họ tạo ra món ăn tuyệt vời. Giá trị món ăn cao hơn giá trị mua nguyên liệu thô nhờ công thức của nhà hàng.

Khi startup, người khởi nghiệp cần trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Giải quyết bài toán gì? Mang lại giá trị gì? Khởi nghiệp theo nghĩa truyền thống thường hướng đến những khách hàng có tiền (trung lưu và cao hơn), cố gắng tạo ra giá trị mới cho phân khúc này.

“Cái mà tôi muốn chia sẻ là khi nhìn vào 7 tỷ người thì 1 tỷ người đẩu tiên được rất nhiều bên phục vụ rồi. Còn mình nghĩ cách nào để phục vụ 6 tỷ người còn lại. Tôi muốn các bạn nghĩ bài toán khởi nghiệp, quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra giá trị cho phân khúc khách hàng có thu nhập thấp hơn” – ông Dung Tấn Trung nói.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng cần thay đổi cách hiểu về khởi nghiệp. Không nên định nghĩa khởi nghiệp là bản thân phải ra ngoài, tự sáng lập từ đầu. Có thể khởi nghiệp ngay trong doanh nghiệp và môi trường này có đủ hạ tầng để hỗ trợ ý tưởng.

Có bằng cử nhân nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên sâu.

Có bằng cử nhân nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên sâu.

“Tôi không khuyến khích các bạn khởi nghiệp khi còn quá trẻ, vì khởi nghiệp là tạo ra giá trị gì mới. Để tạo ra giá trị mới thì mình phải hiểu nhu cầu và cần có có cái hiểu rất sâu về nhu cầu. Các bạn nên học chuyên sâu về lĩnh vực nào đó” – ông Trung khuyên các bạn trẻ.

Ông Trung cho rằng, bằng cử nhân chỉ là sự giới thiệu tổng quát, thay vì chuyên sâu về một lĩnh vực. Để có sự chuyên sâu, các bạn trẻ cần làm 2 việc: Thứ nhất, học thêm thạc sĩ để có thêm thời gian 1-2 năm làm việc về 1 đề tài; Thứ hai, tiếp tuc học thông qua việc đi làm cho doanh nghiệp trong 5-7 năm. Tất nhiên, có người làm 1 năm có thể học bằng người khác làm trong 5 năm, nhưng cần thời gian để trải nghiệm.

“Một trong những điều cần phải làm liên tục là nghĩ về việc tạo ra giá trị gì mới. Khi tự đặt ra hỏi câu đó, cùng với nền tảng vững chắc, người trẻ mới có thể tự học qua môi trường. Song song suốt quá trình đó mới nuôi dưỡng được sự tò mò về giá trị mới” – ông Dung Tấn Trung cho biết.

Theo Trí thức trẻ

Theo Đời sống
Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục – những hạt giống sẽ lớn lên.
back to top