Hình ảnh về Trung tâm của tinh vân Rosette (nguồn ảnh: Phys).
Nghiên cứu mới do Đại học Leeds thực hiện đã đưa ra lời giải thích cho sự khác nhau giữa kích thước và độ tuổi của khoang trung tâm của tinh vân Rosette và của các ngôi sao trung tâm trong nó.
Tinh vân Rosette nằm trong thiên hà Milky Way cách Trái Đất khoảng 5.000 năm ánh sáng và được biết đến với hình dạng giống hoa hồng và lỗ hổng đặc biệt ở trung tâm của nó.
Bản chất tinh vân này là một đám mây giữa các vì sao của bụi, khí hydro, heli và khí ion hóa khác với một số lớn các sao được tìm thấy trong một cụm sao ở trái tim tinh vân.
Gió sao và bức xạ ion hoá từ những ngôi sao khổng lồ này ảnh hưởng đến hình dạng của đám mây phân tử khổng lồ. Tuy nhiên, kích thước và độ tuổi của khoang quan sát thấy ở trung tâm tinh vân Rosette là quá nhỏ so với tuổi của các ngôi sao trung tâm.
Thông qua mô phỏng máy tính, các nhà thiên văn học ở Leeds và Đại học Keele đã phát hiện ra sự hình thành tinh vân này có thể bắt nguồn trong một đám mây phân tử mỏng giống như tấm mỏng như kiểu dạng hình cầu dày.
Nghiên cứu tác giả chính, TS Christopher Wareing, từ Trường Vật lý và Thiên văn học cho biết: “Các ngôi sao khổng lồ tạo nên cụm ở trung tâm vân Rosette có thể đã một vài triệu năm tuổi và nửa vòng đời của chúng đã bị gió cực đoan đưa vào một khoang trung tâm với tốc độ lấp đầy lên gấp 10 lần”.
Huỳnh Dũng
(theo Phys)