Trung Quốc khó có khả năng chiến tranh với Đài Loan?

Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho các cuộc chiến tiềm tàng với Đài Loan bằng việc tập trận, và tăng cường hàng loạt các hoạt động quân sự nhắm tới hòn đảo này.

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, Khâu Quốc Chính phát biểu trước cơ quan lập pháp và đưa ra dự đoán vào năm 2025 Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh toàn diện đối với Đài Loan.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Trung Quốc gia tăng đột biến số lượng và số lần chiến đấu cơ quần thảo quanh vùng biển phía tây nam của Đài Loan.

Bất chấp thông điệp cứng rắn từ Bắc Kinh, các nhà phân tích đồng ý rằng Trung Quốc khó có thể sớm thống nhất Đài Loan. Thậm chí cho rằng cơ hội đó gần như bằng không trong vài năm tới.

Bắc Kinh từ lâu đã muốn thống nhất Đài Loan, kể từ cuối cuộc nội chiến ở nước này năm 1949.

Vào đầu những năm 2000, các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có thể thống nhất Đài Loan trong vòng một thập kỷ. Sau đó, vào năm 2013, Bộ Quốc phòng Đài Loan ước tính chính phủ Trung Quốc sẽ có khả năng phát động chiến tranh vào năm 2020 – nhưng tất cả những điều đó đều không xảy ra.

Bất chấp các cuộc diễn tập trên không gần đây nhất của Bắc Kinh, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường ở Đài Bắc thủ đô của Đài Loan. Công chúng phần lớn không quan tâm đến mối đe dọa chiến tranh. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có lý do để báo động.

Bắc Kinh đang gây áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên Đài Loan để đạt được mục tiêu lâu dài là "Một Trung Quốc" - một quốc gia thống nhất duy nhất bao gồm cả hòn đảo này.

Và các chuyên gia lo ngại rằng nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ không có hy vọng về một "thống nhất" hòa bình, họ hoàn toàn có thể chuyển sang các biện pháp quyết liệt hơn bao gồm cả các biện pháp quân sự để thực hiện tham vọng của mình.

'Lằn ranh đỏ' của Trung Quốc

Trong 5 ngày đầu tháng 10, hơn 150 máy bay của Lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến vào Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan - khu vực xung quanh hòn đảo mà Đài Bắc cho biết họ sẽ đáp trả bất kỳ cuộc xâm nhập nào.

Các cuộc diễn tập bắt đầu vào Ngày Quốc khánh Trung Quốc ngày 1 tháng 10, đây được xem là thời điểm thích hợp cho các hành động quân sự. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất dẫn đến các cuộc tập trận đã đẩy căng thẳng giữa Trung Quốc với Đài Loan đến mức tồi tệ nhất trong vòng 40 năm qua.

Các chuyên gia cho rằng mối quan hệ trở nên xấu đi bắt nguồn từ hai nguyên nhân. Một là Đài Loan ngày càng quyết đoán và tự tin trong các hành động của mình. Do được đảm bảo bởi mối quan hệ ngày càng ấm lên giữa Đài Bắc và Washington. Thứ hai là vấn đề xuất phát từ các vấn đề chính trị bên trong Trung Quốc.

Mặc dù Đài Loan và Trung Quốc đã tách biệt hơn 70 năm, nhưng Bắc Kinh luôn coi hòn đảo hơn 24 triệu dân này là một phần lãnh thổ. Và thường xuyên tuyên bố mục tiêu "thống nhất".

Để thực hiện mục tiêu này, 40 năm qua, Bắc Kinh đã luôn cố gắng cô lập hòn đảo này bằng cách cắt đứt các quan hệ ngoại giao và mọi sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài đối với Đài Loan.

Kết quả là Đài Loan hiện chỉ có quan hệ ngoại giao đầy đủ với vỏn vẹn 15 quốc gia.

Tuy nhiên, Đài Loan đã có thêm ảnh hưởng toàn cầu kể từ đầu năm 2020. Các nước thuộc khối đồng minh của Mỹ đang ra sức bảo vệ hòn đảo này.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi tuyên bố Tokyo sẽ "đáp trả tương xứng" với bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cam kết củng cố mối quan hệ bền chặt hơn với Đài Loan.

Sự hỗ trợ còn được mở rộng ra ngoài phạm vi Châu Á - Thái Bình Dương. Ví dụ, vào tháng 9, Lithuania trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên trong nhiều thập kỷ cho phép Đài Loan có cơ quan đại diện ngoại giao dưới tên riêng của mình.

Mối quan hệ chặt chẽ hơn của Đài Loan với Hoa Kỳ vốn đã ấm lên nhiều dưới thời tổng thống Donal Trump. Trong khi hiện tại chính quyền Biden chưa có dấu hiệu đảo ngược những giá trị cốt lõi đã tồn tại trước đó.

Có thể nói căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đã giúp Đài Loan nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Đài Loan nhận ra rằng cộng đồng quốc tế đang dần hiểu rõ hơn về vai trò của mình với tư cách của mình.

Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình Châu Á tại Quỹ Marshall của Đức, cho biết: Thay vì mở đầu cho một cuộc chiến tranh, các hoạt động quân sự của Trung Quốc tiếp tục gia tăng đã trở thành biểu tượng cho sự thất vọng của Bắc Kinh, và là lời nhắc nhở đối với Đài Loan và Mỹ không vượt qua "lằn ranh đỏ" của Trung Quốc.

Bà cho biết những lằn ranh đỏ đó, nếu được cắt ngang có thể châm ngòi cho một cuộc leo thang quân sự từ Bắc Kinh. Bao gồm chiến dịch giành độc lập chính thức cho Đài Loan hoặc quyết định triển khai một số lượng lớn quân đội Mỹ tới hòn đảo này.

“Trung Quốc muốn giữ Đài Loan trong một chiếc hộp và họ đang ngày càng sử dụng nhiều biện pháp mang tính răn đe... Họ muốn đe dọa Đài Loan” - Bà Bonnie Glaser nhận xét.

Khán giả của Bắc Kinh không chỉ ở Đài Loan và Mỹ - mà còn ở quê nhà

Bằng cách gây áp lực lên Đài Loan, Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng tăng cường sự ủng hộ trước Đại hội Đảng năm 2022. Đó là khi nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập kết thúc.

Có thể ông Tập muốn thu hút sự ủng hộ trước cuộc họp của Đảng vào tháng 11, cuộc họp có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng được tiến hành vào năm sau.

Vào thời điểm này, biện pháp sử dụng vũ lực được xem như một thứ vũ khí đánh vào tình cảm dân tộc chủ nghĩa, tạo ra hiệu ứng 'mít tinh xung quanh lá cờ', thường mang lại những điều tốt đẹp cho người đứng đầu chính quyền.

211015041926-02-taiwan-us-china-tensions-xi-jinping-super-169.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau bài phát biểu ở đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc (ảnh CNN)

Nếu rõ ràng là không có cơ hội thống nhất, và uy tín hoặc quyền lực của ông Tập đang bị đe dọa, Chủ tịch Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp quyết liệt.

Ông Tập có thể buộc phải sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp khác chống lại Đài Loan, chỉ để chứng minh một lần nữa rằng ông có đang khống chế mọi thứ trong tầm kiểm soát".

Mục tiêu 'thống nhất hòa bình' của Trung Quốc

Có thể nhận thấy thấy Bắc Kinh đang có sự miễn cưỡng sử dụng những hành động quân sự đối với Đài Loan. Trong phát biểu ngày 9/10, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh mong muốn "thống nhất hòa bình" với Đài Loan, đồng thời ám chỉ ông đã chuẩn bị sẵn sàng để chờ đợi hòn đảo này tự nguyện tuân thủ.

Hướng tới một giải pháp hòa bình đối với bế tắc ở eo biển Đài Loan là một hành động khôn ngoan hơn rất nhiều từ phía Bắc Kinh. Các chuyên gia từ lâu đều đồng ý quan điểm bất kỳ nỗ lực nào của Bắc Kinh chiếm hòn đảo này sẽ là một nỗ lực cực kỳ tốn kém, với một kết quả không chắc chắn.

Trong các cuộc tập trận mở rộng do Mỹ tổ chức vào đầu năm nay cho thấy, lực lượng Mỹ đã có thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh mô phỏng của Trung Quốc vào Đài Loan vào năm 2030.

Giải pháp hòa bình dường như là duy nhất vào lúc này. Và khó con đường nào ít phải trả giá hơn cho tầm nhìn thống nhất của Bắc Kinh. Nhưng nó cũng phải là dễ dàng thực hiện.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông lan rộng, thì sức hấp dẫn của một sự thống nhất hòa bình theo kịch bản "một quốc gia, hai chế độ" ở Đài Loan cũng có tỉ lệ cực kì thấp.

Nhưng Bắc Kinh có một số lý do để hy vọng Đài Loan cuối cùng sẽ tự nguyện thống nhất. Nhà lãnh đạo mới được bầu của đảng Quốc dân đảng (KMT) đối lập của Đài Loan, Eric Chu, đã đồng ý Trung Quốc đại lục và Đài Loan thuộc cùng một quốc gia. Ông cũng hứa sẽ khởi động lại các kênh liên lạc với Bắc Kinh nếu Quốc Dân Đảng được bầu vào năm 2024.

Phát động chiến tranh với Đài Loan có thể phản tác dụng

Theo các nhà phân tích chính trị, bất kỳ cuộc phát động chiến tranh  nào của Trung Quốc vào Đài Loan sẽ không xảy ra mà không có cảnh báo trước.

Bất kỳ hành động quân sự nào nhằm vào hòn đảo chính Đài Loan rất có thể sẽ có kéo theo các cuộc tấn công vào các đảo do Đài Loan quản lý ở Biển Đông, hoặc có khả năng là phong tỏa thương mại quốc tế với hòn đảo này.

Trong khi liên tục gây sức ép, Bắc Kinh thường xuyên phản đối việc Đài Loan tham gia vào bất kỳ diễn đàn quốc tế nào, đôi khi còn cực đoan ngăn cản các nước, bao gồm cả hòn đảo này.

Ngay cả ở đỉnh điểm của đại dịch Covid -19, Bắc Kinh đã từ chối cho phép Đài Loan tham gia vào Tổ chức Y tế Thế giới, vì lo ngại điều đó có thể gây ấn tượng rằng hòn đảo này không phải là một phần của Trung Quốc.

Khi vấn đề về tư cách thành viên của Đài Loan được đưa ra tại một cuộc họp vào tháng 5 , Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Chen Xu nói rằng các nước nên ngừng "chính trị hóa các vấn đề sức khỏe và sử dụng các vấn đề Đài Loan để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc."

Cả Trung Quốc và Đài Loan đều đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại tự do giữa các nước Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ tiên phong. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Đài Bắc tham gia hiệp ước.

Ngay cả các hình thức cưỡng chế kinh tế cũng đang được đưa ra. Trái cây của Đài Loan đã bị cấm bán tại các thị trường Trung Quốc, với việc chính phủ cho rằng "các sinh vật có hại" có thể gây ra nguy cơ mất an toàn sinh học cho đất nước.

Tất cả các hành động cưỡng bức ngoại giao, kinh tế và quân sự có thể đã phản tác dụng và làm suy yếu mục tiêu "thống nhất hòa bình" với Đài Loan.

Thay vì tạo ra bầu không khí sợ hãi và bất lực như dự định ban đầu, có thể thấy Trung Quốc đang xây dựng một ý thức mạnh mẽ hơn về bản sắc và cộng đồng cho Đài Loan, nhằm tiến tới thống nhất hòn đảo trong hòa bình, thay vì các hành động quân sự.

Theo Đời sống
2.000 quân Ukraine tan tác, bị vây hãm ở mặt trận Kursk

2.000 quân Ukraine tan tác, bị vây hãm ở mặt trận Kursk

Tại mặt trận Kursk , để giải cứu cụm quân đang bị bao vây ở đây, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine tiếp tục điều thêm quân tiếp viện vào, đặc biệt từ khu vực Tolstoy Lug đến Novolvanovka, nhằm cố gắng chọc thủng vòng vây của quân Nga.
back to top