Trồng rừng để cứu chính mình

Một nghiên cứu quốc tế trong ngày 16/10 cho biết trồng rừng và các hoạt động khai thác sức mạnh của tự nhiên có thể đóng một vai trò chính trong việc hạn chế sự ấm lên toàn cầu theo thỏa thuận Paris hồi năm 2015.

Các giải pháp khí hậu tự nhiên, bao gồm bảo vệ đất than bùn tích trữ cacbon và quản lý tốt hơn đất và đồng cỏ có thể chiếm tới 37% tất cả các hoạt động cần thiết vào năm 2030 theo thỏa thuận Paris được 195 quốc gia thông qua.

Theo nghiên cứu, việc phủ xanh đất trống đồi trọc như đề xuất sẽ mang lại lợi ích tương đương với việc ngừng tất cả sự đốt cháy dầu trên toàn thế giới.

Theo ước tính, tiềm năng của thiên nhiên, trước hết là trồng rừng cao hơn 30% so với những tiềm năng khác về thiên nhiên theo dự tính của một hội các nhà khoa học về khí hậu của LHQ trong báo cáo hồi năm 2014.

Cây hấp thụ khí CO2 khi chúng phát triển và thải khí này khi chúng cháy hoặc thối. Điều đó biến rừng, từ Amazon đến Siberia thành kho dự trữ khí nhà kính khổng lồ.

Các cây phát triển trong rừng Amazon ở Apui, miền Nam bang Amazonas, Brazil vào ngày 27/7/2017. Ảnh: REUTERS / Bruno Kelly

Nghiên cứu cho biết: “Nhìn chung, việc quản lý thiên nhiên tốt hơn có thể giảm 11,3 tỷ tấn phát thải khí cacbon một năm từ năm 2030, tương đương với lượng khí thải CO2 hiện tại của Trung Quốc từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.

“Thật may mắn, nghiên cứu này chỉ ra rằng chúng ta có cơ hội lớn để định hình lại hệ thống sử dụng đất và lương thực của chúng ta”, Paul Polman, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Unilever cho biết.

Theo ông, BĐKH có thể gây nguy hiểm cho sản xuất cây trồng như ngô, lúa mì, gạo và đậu nành, thậm chí, dân số toàn cầu đang tăng lên, làm tăng nhu cầu về lương thực.

Nghiên cứu cho biết, một số biện pháp sẽ dành ra 10 USD một tấn hoặc ít hơn để giảm một tấn CO2, trong khi những giải pháp khác tốn kém lên đến 100 USD một tấn để đủ tiêu chuẩn “hiệu quả về chi phí” vào năm 2030.

“Nếu chúng ta nghiêm túc nhìn nhận vấn đề về BĐKH, chúng ta cũng sẽ phải nghiêm túc đầu tư vào thiên nhiên”, Mark Tercek, Giám đốc điều hành của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên, dẫn đầu cuộc nghiên cứu nhấn mạnh.

AK (tổng hợp)

Theo Đời sống
Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Bàu Trắng là địa danh du lịch còn khá hoang sơ của tỉnh Bình Thuận, với tâm điểm là một hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn, được bao phủ bởi những đồi cát mênh mông trải dài. 
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top