<div> <p>Theo tôi, người ta không nên dính líu quá nhiều đến quá khứ nhưng người ta cũng khó lòng đoạn tuyệt với quá khứ. Bởi vì chẳng phải sao, quá khứ là những gì thân thuộc nhất của tâm hồn và quá khứ là “khu vườn bí mật” của tâm hồn; có thể nói quá khứ là tài sản quý báu còn lại sau cùng của đời người, mãi mãi không thay đổi.</p> <p>Đó là lý do tôi cứ khăng khăng ở lại ngôi nhà này khi Sơn đã cùng gia đình dọn vào sống ở TP.HCM và giao căn nhà ở Huế lại cho tôi.</p> <p>Hình như trong mỗi góc đầy bóng tối của căn nhà này, trên chiếc bàn viết bằng gỗ mộc của Sơn để lại, và trong chiếc ghế làm bằng sợi mây hèo to của Cường thường ngày vẫn ngồi vẽ, đều dậy lên mùi hương lặng lẽ của tuổi trẻ chúng tôi.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Trinh Cong Son anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/04/znews-photo-zadn-vn_chan_dung_nhac_si_5956c.jpg" title="Trịnh Công Sơn ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Tranh chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường. Ảnh: <em>maivang.nld.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Hồi ấy gia đình Sơn sống ở ngôi nhà này, còn tôi và Đinh Cường thì sống chung ở một căn nhà thuê trong hẻm Bến Ngự bên kia sông. Tôi quên sao được hình ảnh của Cường thường treo một cánh tay lên cổ, bông băng và thuốc đỏ giăng kín, giả vờ bị thương để vẽ về chiến tranh.</p> <p>Tôi ngồi chấm bài trước bàn viết trong căn phòng im lặng, khi bên ngoài hàng rào chè tàu xình xịch một đoàn tàu dài xuôi Nam chở theo những gương mặt quen thuộc ở lớp học, cố nhoi ra bên ngoài cửa sổ như để nói lời vĩnh biệt với tôi.</p> <p>Vâng, chúng tôi lớn lên bằng tuổi chiến tranh, và đó là nền tảng hội họa sơn dầu của Đinh Cường, của nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn, và của tuổi trẻ bi thảm của chúng tôi đang loanh quanh ở thành phố này.</p> <p>Buổi tối, Cường và tôi thường thả bộ qua nhà Sơn ở phía bên kia chiếc cầu nhỏ để cùng Sơn đi lang thang dọc sông Hương. Phía ngoài căn nhà Sơn đang sống là một hành lang dài, và ở dưới đường, quãng trước mặt nhà có những cây long não đại thụ chừng thuộc thế hệ những cây đầu tiên của thành phố còn lại sau những cơn bão.</p> <p>Ở đầu kia đường, có một cây xà cừ to lớn về mùa thu lá vàng chói nguyên cả cây, giống y như mỗi chiếc lá đều được thợ kim hoàn đúc bằng vàng. Phía cuối hành lang là một dòng sông nhỏ mà chúng tôi thường đứng ngắm qua mỗi cơn mưa.</p> <p>Dưới cơn mưa, dòng sông phẳng lặng và hình như rộng hơn; trên mặt nước trong xanh này, thánh thót hàng nghìn giọt mưa sáng chói, và reo ca như những phím dương cầm, “ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”, như trong bài hát của Sơn.</p> <p>Tấm kính nơi chiếc cửa lớn nhìn ra đường của mặt tiền nhà Sơn đã vỡ từ lâu, Sơn cũng lười không gắn lại; gió heo may bên ngoài cứ thổi thẳng vào nhà, nghe văng vẳng như tiếng người. Sau này về sống trong căn nhà của Sơn, tôi ngồi viết ở phòng sau, cứ nghe tiếng người ta gọi tên mình ở trước cửa.</p> <p>Giờ này hai đứa bé đều đi học, căn nhà trở nên quạnh hiu lạ lùng, tôi thường mong có bạn đến chơi. Nghe tiếng gọi ngoài cửa tôi mừng quá, đặt bút chạy ra mở cửa. Hóa ra chỉ là tiếng gió thổi, mấy chiếc lá khô theo cơn gió chạy dài dọc hành lang.</p> <p>Căn phòng sau, do Sơn tự thiết kế, bày biện làm phòng học; tôi thường đến vào giờ nghỉ, để dạy thêm cho các em Sơn. Phải thành thực nói rằng vào hồi đó ở Huế, hội họa trừu tượng đang xa lạ với công chúng, nên trong bạn bè, Cường vẫn được tôn sùng như một người thuộc “thế kỷ ánh sáng”.</p> <p>Thỉnh thoảng, Cường vào Sài Gòn tổ chức triển lãm. Có lần, tôi đang bận dạy học thì được văn phòng nhà trường chuyển cho một tấm vé máy bay. Đó là tấm vé của Cường gửi để rủ tôi lên dự cuộc triển lãm của Cường mở ở Đà Lạt. Tôi vội về nhà thu xếp ít hành lý rồi đi thẳng ra sân bay; giây lát sau tôi đã đến Đà Lạt, và có mặt ở phòng triển lãm của Cường.</p> <p>Tôi còn nhớ đó là một ngày lễ Noel, và bức tranh <em>Thiếu nữ trong màu hoa anh đào</em> của Cường được nhiều người hỏi mua, trong đó Cường vẽ một khuôn mặt thiếu nữ từ khung cửa sổ của một biệt thự đang đăm đắm cúi nhìn xuống một nụ hoa anh đào mùa xuân.</p> <p>Ở Huế, Cường có vẽ tặng tôi bức<em> Cầu say</em>, đó là, những nét có vẻ nguệch ngoạc vẽ chiếc cầu Trường Tiền nổi bật trên nền màu gạch và một chấm đèn màu vàng le lói trên cao, như một dấu hiệu của ý thức. Có lẽ đó là cơn say của chúng tôi trong những đêm lang thang ở Huế.</p> <p>Ở Huế, đi lang thang cũng là một sinh hoạt văn hóa. Cường luôn luôn ăn vận đàng hoàng, lúc nào cũng như mới, và thường sang phòng gọi tôi đi chơi. Tôi mặc một chiếc vét cũ của anh Đỗ cho, áo khoác vào dài quá nửa vế, dệt bằng sợi len thô, có lẽ là áo anh Đỗ thường mặc vào ban đêm, lúc đứng chờ chị Quỳ tại ga tàu điện ngầm ở Paris.</p> <p>Thỉnh thoảng, chúng tôi còn có Ngô Kha nhập bọn. Ngô Kha, vốn là thi sĩ khá nổi tiếng, làm sĩ quan quân đoàn I đóng ở Đà Nẵng. Thỉnh thoảng, Ngô Kha ra Huế nghỉ phép và cùng đi lang thang với chúng tôi.</p> <p>Chúng tôi thường ra khỏi nhà vào lúc đêm đã khuya, đường phố vắng không có xe cộ, cũng không có người. Chúng tôi thường ghé vào cư xá giáo sư đại học rủ anh Đỗ đi chơi; vào giờ ấy, chị Quỳ đã đi ngủ, và anh Đỗ còn ngồi một mình, nhấm nháp ly cà phê pha loãng và đọc truyện chưởng Kim Dung.</p> <p>Chúng tôi coi cuộc đi chơi bắt đầu từ nhà Sơn, lúc ấy, mọi người đã đông đủ. Chúng tôi đi theo đường phố dọc sông Hương, kéo sang cầu Trường Tiền và ngồi ở một quán cà phê nổi tiếng thời đó. Đường vắng, hai hàng cây muối bên đường như chụm đầu vào nhau thành một cái vòm trên đầu, và con đường Lê Lợi như dài thêm ra dưới ánh đèn đường.</p> <p>Thỉnh thoảng, trên đường phố vắng, chúng tôi có gặp những người phu quét đường chở lá rụng trong những xe ba gác và đẩy đi cành cạch trên mặt đường. Đi bên Sơn, tôi hát thầm những câu hát của Sơn: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố. Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”.</p> <p>Còn Ngô Kha thì đọc cho chúng tôi nghe bài thơ mới làm, Kha thích ngâm thơ dưới những hàng cây ban đêm, còn tôi thì thích nghe hết mọi cái ngoài giờ dạy học. Hình như những lúc đó, chúng tôi mới nhận thức được rằng con người là một tự do.</p> <p>Tôi nhớ câu thơ của Ngô Kha làm trong những cuộc lang thang ấy:</p> <p>"Lần hồi sinh trên con tàu cuối cùng</p> <p>Chung quanh anh phù sa cát đỏ</p> <p>Anh hỏi thầm về đời mình</p> <p>Gỗ đá có buồn không?".</p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Trịnh Công Sơn và cây đàn lyre của hoàng tử bé
Trên chiếc bàn viết bằng gỗ mộc của Sơn để lại, và trong chiếc ghế làm bằng sợi mây hèo to của Cường thường ngày vẫn ngồi vẽ, đều dậy lên mùi hương lặng lẽ của tuổi trẻ chúng tôi.
Đà Nẵng: Các trường cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn
Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại điểm bỏ phiếu lúc nửa đêm
ĐBQH đề nghị làm rõ số dư quỹ BHXH 1,3 triệu tỷ đồng
Lan toả tinh thần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường sang Trung Quốc sáng 5/11, dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS, Hội nghị ACMECS, Hội nghị cấp cao CLMV...
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Nguyễn Văn Lâm và Bùi Văn Chính đã dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của pháp luật về đất đai trong giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.