Trẻ em có thể là nguồn lây nhiễm Covid-19 lớn

(khoahocdoisong.vn) - Trong một công trình nghiên cứu toàn diện nhất về bệnh nhi Covid-19, các nhà khoa học Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) và Bệnh viện Đa khoa Đại chúng cho Trẻ em (MGHfC), Mỹ tuyên bố, trẻ em có vai trò lớn gây lây lan Covid-19 trong cộng đồng.

Khi tiến hành nghiên cứu 192 trẻ từ 0 - 22 tuổi trong vùng dịch, 49 trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, 18 trẻ mắc bệnh liên quan đến Covid-19 khởi phát muộn cho thấy, trẻ em bị nhiễm bệnh có mức độ virus trong đường thở cao hơn đáng kể so với người lớn.

Lael Yonker, bác sĩ y khoa, Giám đốc Trung tâm xơ nang MGH cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên về mức độ cao của virus, tìm thấy ở trẻ em mọi lứa tuổi, đặc biệt trong hai ngày đầu tiên nhiễm bệnh”.

Khả năng lây truyền hoặc nguy cơ lây nhiễm càng lớn khi tải lượng virus cao trong cơ thể. 

Cùng với tải lượng virus, các nhà khoa học cũng nhận thấy sự liên quan giữa phản ứng kháng thể và thụ thể virus ở trẻ khỏe mạnh, trẻ bị nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính với một số lượng nhỏ hơn mắc Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C).

Theo Yonker, những phát hiện từ gạc mũi họng và mẫu máu từ Kho lưu trữ sinh học MGHfC Nhi khoa Covid-19 có ý nghĩa rất quan trọng với việc mở cửa trở lại các trường học, nhà trẻ và các địa điểm khác có mật độ trẻ em cao và có sự tương tác chặt chẽ với giáo viên và nhân viên.

Alessio Fasano, bác sĩ Y Khoa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sinh học và Miễn dịch Mucosal tại MGH cho biết: “Trẻ em không miễn dịch với bệnh nhiễm trùng này và những triệu chứng phát hiện được không tương đồng với việc tiếp xúc và bị nhiễm trùng. Trong đợt đại dịch Covid-19, chúng tôi chủ yếu sàng lọc những đối tượng có triệu chứng nhiễm bệnh nên đưa ra kết luận sai lầm rằng đại đa số những người bị nhiễm là người lớn. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em là người có khả năng lây lan loại virus này”.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, dù trẻ em mắc Covid-19 không bị bệnh nặng như người lớn, như trẻ mang mầm bệnh không có triệu chứng hoặc mang mầm bệnh ít triệu chứng khi đi học sẽ gây lây nhiễm và mang virus về nhà cho người thân.

Các nhà khoa học cũng phát hiện được, phản ứng miễn dịch khi lây nhiễm Covid-19 sẽ dẫn đến MIS-C, loại bệnh nhiễm trùng đa cơ quan, toàn thân, có thể phát triển ở trẻ em cùng với Covid-19 vài tuần sau khi lây nhiễm. Các biến chứng do tăng tốc phản ứng miễn dịch, có thể thấy được trong MIS-C là những vấn đề nghiêm trọng như sốc và suy tim cấp tính.

Fasano, đồng thời là giáo sư Nhi khoa tại Trường Y Harvard (HMS) cho biết: “Đây là một biến chứng nghiêm trọng do phản ứng miễn dịch với nhiễm Covid-19 và số lượng bệnh nhân này đang tăng lên.

Theo các nhà nghiên cứu, hiểu biết kỹ lưỡng MIS-C và những phản ứng miễn dịch sau khi lây nhiễm từ bệnh nhi Covid-19 là rất quan trọng để phát triển các bước tiếp theo trong phác đồ điều trị và phòng ngừa. Yonker nhấn mạnh rằng, sự rối loạn chức năng miễn dịch trong MIS-C là vấn đề cần phải thận trọng khi phát triển các loại văcxin chống SARS-CoV2.

Các nhà khoa học nhấn mạnh cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng là cách ly xã hội, sử dụng khẩu trang, quy trình rửa tay và kết hợp giữa học tập từ xa và trực tiếp. Việc sàng lọc định kỳ và liên tục cho tất cả học sinh về nhiễm SARS-CoV-2, thông báo kết quả kịp thời là một phần bắt buộc của chính sách trở lại trường học an toàn. Các nhà khoa học kết luận, nếu các trường học được mở lại hoàn toàn mà không có những biện pháp phòng ngừa cần và đủ, trẻ em sẽ là nguồn lây nhiễm lớn trong đại dịch Covid-19.

Theo Advanced Science News
DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

Ba năm sau khi ra mắt RAM LPDDR5X có tốc độ 8,5 Gbps, Samsung tiếp tục đạt bước tiến đáng kể trong công nghệ chip nhớ di động khi nâng tốc độ của dòng này lên 10,7Gbps, vượt qua LPDDR5T 9,6 Gbps do SK Hynix giới thiệu năm 2023.
back to top