Tránh đột quỵ khi ngủ dậy trời rét

(khoahocdoisong.vn) - Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm, khi vừa ngủ dậy do nhịp sinh học chưa ổn định. Để tránh đột quỵ và các bệnh lý khác hãy thực hiện một cách tỉnh dậy theo khoa học dưỡng sinh.

Sáng sớm là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ nhất do nhịp sinh học của chúng ta nhạy cảm hơn trong thời điểm này, chẳng hạn như huyết áp tăng cao, nồng độ hormon và các chức năng sinh lý thay đổi... Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với những người có sẵn các bệnh về tim và mạch máu. Lúc vừa ngủ dậy là thời điểm huyết áp tăng cao nhất trong ngày. Nếu bạn bật dậy ngay sẽ khiến huyết áp tăng đột ngột, từ đó dẫn đến đột quỵ.

Vì vậy, khi vừa thức giấc, hãy nằm yên vài phút để thần trí chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái tỉnh thức. Nếu tung chăn và vận động vội vàng thì đôi khi một số chức năng thần kinh vẫn còn “ngái ngủ”, làm cho hành vi không thể hợp với sự chỉ đạo của ý thức, khiến các hành động có thể bị loạn nhịp dễ  dẫn đến tai nạn.

Tiếp theo, đừng vội bước xuống sàn, mà hãy thực hiện bài vận động với 18 động tác ngay tại giường, vì tập trên giường nếu có “sự cố” gì thì cũng có chăn, đệm làm giảm sang chấn. Gân cơ xương khớp sau một đêm bất động cần được khởi động lại một cách từ từ, uyển chuyển, ban đầu là vận động nhẹ sau tăng dần cường độ, chờ cho các chất dịch nhờn tiết ra bôi trơn các xương khớp.  

Sau 18 động tác trên gường, ta mới đặt 2 chân xuống sàn, đứng lên từ từ rồi đi nhẹ nhàng trong phòng. Trước khi tiến hành các bài tập nặng hơn (như Đạt Ma dịch cân kinh, thái cực dưỡng sinh, yoga, thiền…) thì nhất thiết phải uống một ly nước nóng (nếu pha thêm một thìa nhỏ mật ong thì càng tốt), bởi sau một đêm nằm ngủ, lượng nước được thu hồi về thận, nếu đêm chỉ đi tiểu mà không được uống nước bổ sung thì máu bị đặc hơn, khiến cho độ lưu thông trong thành mạch sẽ bị giảm, nếu vận động mạnh rất dễ bị tắc nghẽn, gây ra tai biến. Xác suất thống kê đã chỉ ra rằng tai biến thường xảy ra vào đầu buổi sáng, đó là lúc máu có độ đậm đặc cao nhất.

Đi bộ buổi sáng là rất tốt. Tuy nhiên, do thời tiết giá lạnh, hoặc ra đường bụi bặm, mưa rét…ta có thể tập động tác hiệu quả không kém ngay ở trong phòng, đó là đi bằng mũi ngón chân (như kiểu múa ba lê). Đi bằng mũi ngón chân không những chữa được bệnh trĩ, mà còn khắc phục được chứng bệnh của tuổi già như tiểu tiện không tự chủ. Đang ngồi lâu không nên đứng lên đột ngột, sẽ bị chóng mặt, thậm chí bị choáng bởi máu chưa kịp đưa lên não do quán tính.

Trước khi làm việc, nên nạp đủ năng lượng (ăn sáng theo định lượng dinh dưỡng tùy theo từng thể trạng).

Đặc biệt, buổi sáng cần để tinh thần thư thái, tránh stress. Việc cãi vã, kích động vào sáng sớm có thể gây nguy hiểm bởi nó làm tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ ở những người mắc bệnh tim mạch. 

TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp UIA)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top