Tranh cãi việc bầu thẩm phán Trung Quốc vào Tòa Luật Biển Quốc tế

Trung Quốc nói thẩm phán vừa được bầu đến từ nước này sẽ làm việc công tâm, nhưng chuyên gia cho rằng đây là "tuyên bố nước đôi" xét theo hành xử của Bắc Kinh trước đây.

<div> <p>Bất chấp sự phản đối của <span>Mỹ</span>, một nh&agrave; ngoại giao <span>Trung Quốc</span> vừa được bầu l&agrave;m thẩm ph&aacute;n T&ograve;a Luật Biển Quốc tế (ITLOS) giữa l&uacute;c căng thẳng gia tăng ở Biển Đ&ocirc;ng v&igrave; c&aacute;c h&agrave;nh động đi ngược luật ph&aacute;p của Bắc Kinh.</p> <p>Đo&agrave;n Khiết Long, Đại sứ Trung Quốc tại Hungary, l&agrave; một trong 6 thẩm ph&aacute;n mới được bầu tại kỳ họp của 168 nước th&agrave;nh vi&ecirc;n C&ocirc;ng ước <span>Li&ecirc;n Hợp Quốc</span> về Luật Biển (UNCLOS) 1982 tại New York h&ocirc;m 24/8. &Ocirc;ng Đo&agrave;n nhận được 149/168 phiếu.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="toa luat bien quoc te trung quoc anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/08/27/25/znews-photo-zadn-vn_cf53283e_e6ad_11ea_8600_abe4f45458c9_image_hires_112138.jpg" title="tòa luật biển quốc tế trung quốc ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>&Ocirc;ng Đo&agrave;n Khiết Long, đại sứ Trung Quốc tại Hungary. Ảnh: <em>SCMP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Tuy&ecirc;n bố nước đ&ocirc;i</h3> <p>Mỹ kh&ocirc;ng phải l&agrave; th&agrave;nh vi&ecirc;n UNCLOS nhưng đ&atilde; b&agrave;y tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với ứng vi&ecirc;n Trung Quốc trước cuộc bỏ phiếu k&iacute;n, c&aacute;o buộc Bắc Kinh h&agrave;nh động bất chấp luật ph&aacute;p quốc tế ở Biển Đ&ocirc;ng.</p> <p>Người ph&aacute;t ng&ocirc;n vi&ecirc;n Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Ki&ecirc;n h&ocirc;m 25/8 n&oacute;i Trung Quốc lu&ocirc;n ủng hộ ITLOS.</p> <p>&quot;T&ocirc;i tin rằng c&aacute;c thẩm ph&aacute;n mới được bầu sẽ thực hiện nhiệm vụ của m&igrave;nh một c&aacute;ch c&ocirc;ng ch&iacute;nh v&agrave; đ&oacute;ng g&oacute;p cho t&ograve;a &aacute;n cũng như việc giải quyết h&ograve;a b&igrave;nh c&aacute;c tranh chấp tr&ecirc;n biển&quot;, &ocirc;ng Triệu n&oacute;i.</p> <p>Trả lời <em>Zing</em>, học giả Carl Thayer, chuy&ecirc;n gia h&agrave;ng đầu về Biển Đ&ocirc;ng, cho rằng Trung Quốc đ&atilde; đưa ra &quot;tuy&ecirc;n bố kiểu nước đ&ocirc;i&quot;, x&eacute;t việc Bắc Kinh từng &quot;cố t&igrave;nh b&ocirc;i nhọ&quot; c&aacute;c thẩm ph&aacute;n được bầu v&agrave;o t&ograve;a trọng t&agrave;i trong vụ kiện Biển Đ&ocirc;ng li&ecirc;n quan đến <span>Philippines</span> v&agrave; Trung Quốc c&aacute;ch đ&acirc;y 4 năm.</p> <p>&quot;Trung Quốc c&aacute;o buộc một thẩm ph&aacute;n Sri Lanka thi&ecirc;n vị v&igrave; &ocirc;ng kết h&ocirc;n với một người Philippines. Thẩm ph&aacute;n Sri Lanka đ&atilde; phải r&uacute;t lui&quot;, &ocirc;ng Thayer, gi&aacute;o sư danh dự tại Đại học New South Wales, Canberra, cho hay.</p> <p>&quot;Trung Quốc tấn c&ocirc;ng chủ tịch của ITLOS, người bổ nhiệm c&aacute;c thẩm ph&aacute;n cho t&ograve;a trọng t&agrave;i, bằng những lời lẽ th&ocirc; thiển về chủng tộc v&igrave; &ocirc;ng l&agrave; người Nhật&quot;.</p> <p>Bắc Kinh cũng đ&atilde; tấn c&ocirc;ng c&aacute;c thẩm ph&aacute;n kh&aacute;c được bổ nhiệm v&agrave;o t&ograve;a trọng t&agrave;i dựa tr&ecirc;n quốc tịch của họ. C&aacute;c thẩm ph&aacute;n n&agrave;y đến từ ch&acirc;u &Acirc;u, ch&acirc;u Phi v&agrave; Trung Quốc cho rằng họ kh&ocirc;ng đủ ti&ecirc;u chuẩn v&igrave; kh&ocirc;ng biết g&igrave; về t&igrave;nh h&igrave;nh ch&acirc;u &Aacute;, theo &ocirc;ng Thayer.</p> <p>T&ograve;a trọng t&agrave;i n&agrave;y, được th&agrave;nh lập theo UNCLOS, thuộc T&ograve;a Trọng t&agrave;i Thường trực (PCA) - một cơ chế giải quyết tranh chấp kh&aacute;c. Trung Quốc đ&atilde; b&aacute;c bỏ thẩm quyền của PCA trong vụ việc, kh&ocirc;ng tham gia qu&aacute; tr&igrave;nh x&eacute;t xử v&agrave; b&aacute;c bỏ ph&aacute;n quyết t&ograve;a đưa ra v&agrave;o năm 2016.</p> <h3>Sự phản đối của Mỹ</h3> <p>Cuộc bỏ phiếu h&ocirc;m 24/8 cũng chọn ra 5 thẩm ph&aacute;n kh&aacute;c đến từ Malta, Italy, Chile, Cameroon v&agrave; Ukraine. Một cuộc bỏ phiếu kh&aacute;c sẽ được tổ chức để quyết định ghế cuối c&ugrave;ng giữa 2 ứng vi&ecirc;n Jamaica v&agrave; Brazil.</p> <p>ITLOS được th&agrave;nh lập theo UNCLOS, c&oacute; trụ sở tại Hamburg, Đức. T&ograve;a c&oacute; 21 ghế thẩm ph&aacute;n v&agrave; kỳ họp lần n&agrave;y chỉ thay thế 7 người (thay thế một phần ba số ghế mỗi 3 năm).</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="toa luat bien quoc te trung quoc anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/08/27/50/znews-photo-zadn-vn_106635173_1595923737309_gettyimages_187081467_dv1572172.jpeg" title="tòa luật biển quốc tế trung quốc ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>ITLOS được th&agrave;nh lập theo UNCLOS, c&oacute; trụ sở tại Hamburg, Đức. Ảnh: <em>Getty.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Đ&acirc;y kh&ocirc;ng phải lần đầu ti&ecirc;n ITLOS c&oacute; thẩm ph&aacute;n l&agrave; người Trung Quốc, song Mỹ lần n&agrave;y chỉ tr&iacute;ch mạnh mẽ ứng vi&ecirc;n của Bắc Kinh từ trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.</p> <p>&quot;Việc bầu chọn một quan chức Trung Quốc v&agrave;o cơ quan n&agrave;y giống như thu&ecirc; người ph&oacute;ng hỏa về điều h&agrave;nh sở cứu hỏa&quot;, David Stilwell, Trợ l&yacute; Ngoại trưởng Mỹ đặc tr&aacute;ch Đ&ocirc;ng &Aacute;, ph&aacute;t biểu trong hội thảo về Biển Đ&ocirc;ng do Trung t&acirc;m Nghi&ecirc;n cứu Chiến lược v&agrave; Quốc tế (CSIS) tổ chức hồi th&aacute;ng 7.</p> <p>&quot;Ch&uacute;ng t&ocirc;i k&ecirc;u gọi tất cả quốc gia li&ecirc;n quan đến cuộc bầu chọn của t&ograve;a quốc tế đ&aacute;nh gi&aacute; cẩn thận c&aacute;c ti&ecirc;u chuẩn của ứng vi&ecirc;n Trung Quốc v&agrave; xem x&eacute;t liệu một thẩm ph&aacute;n của Trung Quốc tại t&ograve;a &aacute;n sẽ th&uacute;c đẩy hay cản trở luật biển quốc tế. Với c&aacute;ch h&agrave;nh xử của Bắc Kinh, c&acirc;u trả lời hẳn đ&atilde; r&otilde;&quot;.</p> <p>Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhắc lại những lo ngại n&agrave;y tại phi&ecirc;n điều trần ở Thượng viện Mỹ h&ocirc;m 30/7. Tại đ&acirc;y, &ocirc;ng y&ecirc;u cầu t&agrave;i trợ cho một nh&oacute;m đặc biệt tại Bộ Ngoại giao Mỹ c&oacute; nhiệm vụ ngăn chặn ảnh hưởng ng&agrave;y c&agrave;ng tăng của Trung Quốc ở c&aacute;c cơ quan v&agrave; tổ chức quốc tế thuộc Li&ecirc;n Hợp Quốc</p> <p>&quot;Kh&ocirc;ng chỉ c&aacute;c nh&agrave; l&atilde;nh đạo mới quan trọng tại c&aacute;c tổ chức của Li&ecirc;n Hợp Quốc. Dưới đ&oacute; c&oacute; những bộ m&aacute;y quan li&ecirc;u lớn. V&agrave; đ&aacute;ng buồn l&agrave; ch&uacute;ng ta kh&ocirc;ng hiện diện đủ ở mọi cấp trong c&aacute;c cơ quan quốc tế n&agrave;y, v&agrave; việc n&agrave;y rất quan trọng&quot;, &ocirc;ng Pompeo n&oacute;i với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện</p> <p>Mỹ đ&atilde; th&agrave;nh c&ocirc;ng trong việc ngăn chặn ứng vi&ecirc;n m&agrave; Trung Quốc đề cử gi&agrave;nh quyền l&atilde;nh đạo một cơ quan kh&aacute;c của Li&ecirc;n Hợp Quốc, Tổ chức Sở hữu Tr&iacute; tuệ Thế giới - người chiến thắng đến từ <span>Singapore</span>. Tuy nhi&ecirc;n, Mỹ kh&ocirc;ng thể l&agrave;m điều đ&oacute; trong trường hợp ITLOS.</p> <p>Do chưa ph&ecirc; chuẩn UNCLOS, Mỹ kh&ocirc;ng được ph&eacute;p đề cử ứng cử vi&ecirc;n cho bất kỳ vị tr&iacute; n&agrave;o trong t&ograve;a &aacute;n. Kh&ocirc;ng c&oacute; ứng vi&ecirc;n n&agrave;o kh&aacute;c từ c&aacute;c quốc gia ch&acirc;u &Aacute; trong cuộc cạnh tranh với ứng vi&ecirc;n Trung Quốc lần n&agrave;y.</p> <p>Gi&aacute;o sư Thayer n&oacute;i việc ứng vi&ecirc;n Trung Quốc được bầu chọn cho thấy khả năng g&acirc;y ảnh hưởng của Bắc Kinh.</p> <p>Học giả người <span>Australia</span> cũng cho hay &ocirc;ng Đo&agrave;n Khiết Long &quot;sẽ kh&ocirc;ng c&oacute; tư c&aacute;ch x&eacute;t xử bất kỳ vụ &aacute;n n&agrave;o li&ecirc;n quan đến Trung Quốc nhưng c&oacute; thể tham gia c&aacute;c qu&aacute; tr&igrave;nh ph&aacute;p l&yacute; li&ecirc;n quan đến c&aacute;c nước th&agrave;nh vi&ecirc;n ASEAN&quot;.</p> <p>&Ocirc;ng Đo&agrave;n c&oacute; bằng thạc sĩ luật v&agrave; từng học tại trường luật Đại học Columbia. &Ocirc;ng từng l&agrave; đại sứ Trung Quốc tại Singapore v&agrave; l&agrave;m việc tại Vụ Điều ước v&agrave; Luật thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong những năm 2000, khi Trung Quốc v&agrave; ASEAN th&ocirc;ng qua Tuy&ecirc;n bố Ứng xử của c&aacute;c b&ecirc;n tr&ecirc;n Biển Đ&ocirc;ng (DOC).</p> <p>Kể từ khi ITLOS ra đời năm 1996, Trung Quốc từng c&oacute; 3 người ngồi ghế thẩm ph&aacute;n của t&ograve;a trong c&aacute;c giai đoạn 1996-2000, 2001-2007 v&agrave; 2008-2020. Nhiệm kỳ 9 năm của &ocirc;ng Đo&agrave;n sẽ bắt đầu v&agrave;o ng&agrave;y 1/10.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo zingnews.vn
back to top