TPHCM an vị lư hương tại chân tượng Đức Thánh Trần

Rạng sáng ngày 17/3/2022, lư hương đã được an vị dưới tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại công viên Mê Linh. Đây là một trong những bước quan trọng trong dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và công viên bến Bạch Đằng.

Sở Xây dựng TPHCM cũng đã tổ chức khánh thành dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và công viên Bến Bạch Đằng.

le-khanh-thang-cung-thinh-lu-huong.jpg
lu-huong-1.jpg
TPHCM an vị lư hương tại chân tượng Đức Thánh Trần

Công viên Mê Linh, bến Bạch Đằng đã được chỉnh trang, lư hương được an vị dưới chân tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo... giúp khu vực trung tâm của thành phố khoác lên mình chiếc áo mới tươi tắn và hợp ý nguyện người dân TPHCM.

Công trình này là một phần ký ức của người dân và mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của TPHCM, Sài Gòn - Gia Định xưa.

Theo ông Trần Hữu Phúc Tiến, tác giả cuốn sách về lịch sử TPHCM, “Sài Gòn - hai đầu thế kỷ”, ủy viên Ban chấp hành Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam và TPHCM, bến Bạch Đằng là một trong những khu vực cổ đầu tiên, nơi người Việt đã đến trên bước đường khai phá phương Nam từ thế kỷ 17.

ben-bach-dang-anh-tu-lieu.png
Quang cảnh của tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo những năm 1960. Ảnh minh họa

Hiện tại, công viên và bến Bạch Đằng đã có nhiều thay đổi. Công viên Mê Linh có thêm các bãi cỏ, đèn chiếu sáng, cột cờ ASEAN. Cột cờ Thủ Ngữ, từ 1865, cũng đã được tu sửa.

Theo ông Trương Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, việc chỉnh trang khu vực Công viên Bến Bạch Đằng (Quận 1) sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, cải tạo chỉnh trang khu vực Bến Bạch Đằng và bảo tồn cột cờ Thủ Ngữ, đến nay đã thực hiện cơ bản.

Giai đoạn 2 sẽ cải tạo chỉnh trang, ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng. Giai đoạn 3 sẽ bố trí các khu đậu xe và thương mại ngầm ở khu vực Công trường Mê Linh.

Trong tương lai, Bến Bạch Đằng sẽ trở thành không gian đi bộ kết hợp với công viên bờ sông. Giao thông cơ giới sẽ đi ngầm tách biệt khỏi giao thông đi bộ.

Hệ thống sông rạch đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lập quy hoạch, đặc biệt đối với TPHCM, ngay từ bước đánh giá các điều kiện địa hình, tự nhiên. Tất cả đồ án quy hoạch chung đều tính toán khai thác lợi thế của các tuyến sông, nhất là sông Sài Gòn cũng như bố trí cảnh quan, sử dụng đất dành cho công viên dọc theo các đoạn bờ sông, kênh rạch.

Theo Đời sống
"Thầy giáo" mang quân hàm xanh gieo chữ nơi rẻo cao

"Thầy giáo" mang quân hàm xanh gieo chữ nơi rẻo cao

"Thầy giáo" mang quân hàm xanh Lò Văn Thoại là một trong 60 tấm gương nhà giáo được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.
back to top