TPCN An Phế Khang tự tung hô là thần dược chữa viêm họng hạt

Gần đây, thị trường xuất hiện thực phẩm chức năng (TPCN) có tên An Phế Khang. Nó được tung hô là “thần dược chữa bệnh viêm họng hạt cho người Việt”. Việc quảng cáo TPCN có tác dụng chữa bệnh là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm

An Phế Khang

TPCN An Phế Khang được quảng cáo là “thần dược” xoá sổ viêm họng cho người Việt.

An Phế Khang không phải là thần dược

Nội dung trên trang web này được dẫn link quảng cáo lại trên các trang mạng xã hội. Có rất nhiều người đã tiếp cận với thông tin không đúng này.

Theo thông tin trên anphekhang.net thì An Phế Khang do Công ty TNHH Mộc Hoa Đường, địa chỉ tại số 81, ngõ 25, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội phân phối. Đơn vị sản xuất là Công ty Cổ phần Truepharmco. Địa chỉ tại thôn Nghĩa Hảo, xã Nghĩa Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Thông tin đăng tải trên trang web này trùng với thông tin công khai tại cổng tra cứu thông tin về xác nhận phù hợp an toàn thực phẩm của Bộ Y tế cấp ngày 31/07/2017, do Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong ký.

Khi truy cập anphekhang.net, người đọc sẽ thấy hình ảnh sản phẩm màu đen An Phế Khang. Tiếp đến là dòng chữ “thần dược xoá sổ viêm họng hạt cho người Việt”. Dưới ảnh baner này là lời giới thiệu “bí quyết điều trị dứt điểm viêm họng tại nhà”. Nội dung bài quảng cáo ghi rõ: “Với thành phần được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên quý hiếm. Giúp điều trị viêm họng hạt, viêm họng mãn tính, viêm amidan, tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh tái phát. Bài thuốc kết hợp sử dụng cơ chế 3 giai đoạn, giúp phục hồi họng hoàn toàn trong 3 tuần

Theo đó, người lớn mỗi lần uống 5 – 7 viên, trẻ nhỏ uống 3 viên. Mỗi ngày uống 4 lần và uống liên tục trong vòng 3 – 5 tuần là khỏi. Ở giai đoạn 1, thuốc sẽ thẩm thấu vào bề mặt niêm mạc họng. Giúp tiêu viêm, giảm sưng đau, ngứa rát vùng họng. Giai đoạn 2, phục hồi, tái tạo lại vùng niêm mạc họng. Giai đoạn 3, tăng sức đề kháng cơ thể, hạn chế tái phát.”

Quảng cáo trái quy định của pháp luật

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng chữa bệnh và thậm chí, miêu tả thực phẩm là “thần dược” là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Cụ thể, tại Khoản 3, 4, Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo quy định: TPCN phải khuyến cáo “sản phẩm này là thuốc và không có tác dụng thay đế thuốc chữa bệnh”. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra, theo Khoản c, d, điều 7, Thông tư số 09/2015/TT-BYT quy định xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thuộc quản lý của Bộ Y tế  nêu rõ: c) Không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; d) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm.

An Phế Khang

Mặc dù chỉ là thực phẩm nhưng trang web anphekhang.net lại quảng cáo sản phẩm là thuốc chữa bệnh.

Trả lời báo Khoa học & Đời sống, Phó cục trưởng Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế Đỗ Hữu Tuấn khẳng định: “Các tổ chức, cá nhân trước khi quảng cáo thực phẩm chức năng phải đăng ký xác nhận quảng cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung. Khi tiến hành quảng cáo, nội dung phải phù hợp với nội dung đã được xác nhận”.

Báo Khoa học & Đời sống tiếp tục thông tin

Cao Sơn

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top