Top 10 ngân hàng cho vay nhiều nhất năm 2021

Năm 2021, dư nợ của cả nền kinh tế đạt 10,38 triệu tỷ đồng, tăng 12,97% so với mức 9,18 triệu tỷ đồng của năm trước.

Trong đó, chỉ riêng top 10 ngân hàng cho vay nhiều nhất đã chiếm đến 66,7% dư nợ cho vay nền kinh tế, với tổng dư nợ là 6,93 triệu tỷ đồng. 

Khối Big 4 (BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank) vẫn là nhóm có dư nợ lớn nhất, với tổng cộng 4,75 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 11,14%, chiếm hơn 45,8% dư nợ của nền kinh tế.

Dù tăng tốt, nhưng so với năm 2020, tỷ trọng của nhóm Big4 đã giảm 0,76 điểm %.

Trong đó, BIDV vẫn giữ vững được vị trí số 1 với dư nợ lên đến gần 1,35 triệu tỷ, tăng trưởng 12%.

Agribank tuy vẫn ở top 2 nhưng tăng trưởng có phần yếu hơn so với các ngân hàng khác, tăng khoảng 8%, dư nợ đạt mức 1,31 triệu tỷ đồng.

bidv.jpg
BIDV vẫn giữ vững được vị trí số 1 với dư nợ lên đến gần 1,35 triệu tỷ đồng

VietinBank có dư nợ đạt 1,13 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 11%. Vietcombank có dư nợ nhỏ nhất nhóm Big 4, nhưng lại là ngân hàng có mức tăng trưởng dư nợ mạnh nhất, với 14%. Kết thúc năm 2021, Vietcombank có dư nợ cho vay khách hàng đạt 961 nghìn tỷ đồng.

Ở vị trí thứ 5, Sacombank có tổng dư nợ gần 388 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 14%.

Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng của MB năm qua đạt mức 364 nghìn tỷ đồng, tăng gần 22% và vượt qua cả ACB, SHB để trở thành ngân hàng cho vay nhiều thứ 6 trong hệ thống.

Riêng SHB vẫn giữ nguyên thứ hạng số 7 như năm 2020, với dư nợ đạt 362 nghìn tỷ, tăng 19%.

Còn ACB mặc dù cũng ghi nhận sự tăng trưởng dư nợ lên đến 16% nhưng lại không mạnh mẽ như SHB và MB, do đó bị đẩy xuống vị trí thứ 7, thế chỗ cho MB năm 2020, với dư nợ 357 nghìn tỷ đồng.

Techcombank và VPBank chỉ xếp cuối về dư nợ cho vay trong top 10 nhưng đây lại là 2 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn nhất trong nhóm này, lần lượt là 25% và 22%. Kết thúc năm 2021, dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank là 347 nghìn tỷ đồng, VPBank là 355 nghìn tỷ đồng.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top