Năm 2022, ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt để giảm lãi suất cho vay

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022.
ngan-hang.jpg

Tại văn bản này, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng cần ưu tiên hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Theo đó, các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022. Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là cách tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Đặt mục tiêu ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh tốt.

Thống đốc cũng giao các ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu.

Trong đó, tín dụng cần hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Đồng thời, các nhà băng cũng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...

Không những thế thực hiện cho vay bằng ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.

Thay vì chia cổ tức bằng tiền mặt, trong năm 2021, nhiều ngân hàng đã chọn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Do đó, năm vừa qua, hệ thống ngân hàng đã tăng vốn điều lệ thêm hơn 110.000 tỷ đồng. Đây là năm các ngân hàng tăng vốn mạnh, ồ ạt nhất từ trước đến nay.

Nhìn chung, trong cả năm 2021 thì 26/27 cổ phiếu ngân hàng vẫn tăng giá, chỉ riêng BID giảm nhẹ. Nhiều cổ phiếu tăng 2-3 lần như VPB, MSB, VIB, LPB, TPB, VBB, SSB, NVB.

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top