Top 10 dấu ấn của chứng khoán Việt năm 2021

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 đã lên một tầm cao mới. Vốn hóa thị trường cổ phiếu, pháp lý của thị trường, nghẽn lệnh tại HoSE, lượng tài khoản chứng khoán mở mới lập kỷ lục, VN-Index lập đỉnh mới... là những sự kiện chứng khoán trong năm vừa qua.

Vốn hóa thị trường cổ phiếu vượt 120% GDP

Quy mô thị trường cổ phiếu đã tăng mạnh đạt 122,2% GDP , vượt mục tiêu Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025, vốn hóa của chứng khoán 120% GDP vào năm 2025.

Mở tài khoản chứng khoán lập kỷ lục

Năm 2021 là một năm của các nhà đầu tư chứng khoán, khi số lượng tài khoản tăng kỷ lục. Thống kê đến hết tháng 11/2021, tổng số tài khoản chứng khoán là 4,08 triệu, trong đó có hơn 1,31 triệu tài khoản mở mới.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở 1,306 triệu tài khoản, gấp 3,3 lần số lượng trong cả năm 2020.

Niêm yết vốn của doanh nghiệp cao kỷ lục

Ước tính có 147 doanh nghiệp niêm yết dự kiến tăng quy mô vốn chủ sở hữu thêm 3,8%, tương đương 102.600 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phần trong năm 2021.

Nếu các doanh nghiệp thực hiện thành công kế hoạch phát hành, năm 2021 sẽ là năm kỷ lục về lượng vốn huy động qua phát hành cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết. Gấp 5 lần so với năm 2020.

Giải cứu cho Vietnam Airlines

Năm 2021 là một năm dấu ấn không chỉ với ngành chứng khoán, mà còn đặc biệt với Vietnam Airlines. Ngày 7/7/2021, Vietnam Airlines chính thức ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thương mại.

Cụ thể là ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với tổng số tiền 4.000 tỷ đồng.

Ngày 13/9, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng đã giải ngân gần 7.000 tỷ đồng mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phiếu của cổ đông Nhà nước theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ (các cổ đông ngoài Nhà nước mua hơn 1.000 tỷ đồng).

Đây là cuộc giải cứu kỷ lục và tạm gọi thành công đối với Vietnam Airlines, cứu đơn vị này đứng trước nguy cơ “phá sản”, khi bị âm vào vốn chủ sở hữu.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục

Tính đến giữa tháng 12/2021, khối ngoại đã bán ròng tới gần 60.000 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là lượng bán ròng của khối ngoại đều được khối nội hấp thụ hết và tác động không nhiều tới tâm lý của nhà đầu tư như nhiều năm trước.

VN-Index lập đỉnh lịch sử mới

Kỷ lục đầu tiên phải kể đến là vào tháng 4/2021, VN-Index đạt 1.200 điểm. Đây là đỉnh lịch sử đã thiết lập trong suốt lịch sử 20 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam với hai lần chạm tới vào năm 2007 và 2018.

25 năm Ngày truyền thống ngành chứng khoán và ra mắt Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam

Ngày 28/11/2021, ngành Chứng khoán Việt Nam chính thức tròn 25 năm ra đời và triển (28/11/1996 - 28/11/2021). Đồng thời vào ngày 11/12/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam cũng chính thức ra mắt, hiện thực hóa Quyết định số 37 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Dấu ấn pháp lý của thị trường

Đầu năm 2021, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi và các nghị định hướng dẫn Luật cùng có hiệu lực. Đây là mốc tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và thị trường chứng khoán. Từ đây, các nhà đầu tư chứng sẽ có sân chơi lành mạnh, công bằng và chặt chẽ hơn.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thống nhất tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu và chứng khoán phái sinh.

Đồng thời, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, chậm nhất đến hết ngày 30/6/2025, phải thống nhất tổ chức thị trường giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm niêm yết, thị trường giao dịch cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch.

Giải bài toán nghẽn lệnh tại HoSE, thanh khoản được cởi trói

Ngay sau sự cố nghẽn lệnh tại HoSE, các nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề, sàn HoSE phối hợp với FPT xây dựng trên nền tảng phần mềm hệ thống của HNX. Vào 5/7/2021, sàn HoSE đã chính thức đưa vào vận hành.

Giải pháp mới với năng lực lệnh lên tới 3 -5 triệu lệnh/ngày, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư.

Ngày 17/12/2021, giao dịch trên thị trường đạt đạt 26.211 tỷ đồng/phiên - đây là mức cao nhất trong suốt 21 năm vận hành thị trường.

Loạt biện pháp của thị trường trái phiếu

Năm nay cũng là một năm đáng nhớ đối với ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản khi liên tục đứng vị trí số 1 và 2 về khối lượng phát hành trái phiếu. Tính tới tháng 11/2021, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 495.000 tỷ đồng, trong đó khối lượng phát hành riêng lẻ chiếm 94,5%.

Chính điều này đã gây ra những rủi ro cho nhà đầu tư, thị trường bởi những biến tướng, chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành liên quan tăng cường quản lý, đẩy mạnh thanh tra, xử lý sai phạm trên thị trường này.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top