Tìm phương án tái tạo nguồn năng lượng thông minh cho TPHCM

Nhằm phân tích về các mô hình xây dựng thành phố thông minh phù hợp với tình hình phát triển của TPHCM, từ khía cạnh phát triển năng lượng, ngày 20/4 tại TPHCM, Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) phối hợp cùng Trung tâm nghiên cứu Vùng và Đô thị (CRUS) tổ chức Tọa đàm Năng lượng thông minh: Hướng đi nào cho TPHCM?

Các đại biểu tham gia tọa đàm tại tọa đàm “Năng lượng thông minh…”.

Năm 2018, TPHCM triển khai các hạng mục quan trọng trong Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Đây là một đề án được triển khai trong xu hướng phát triển đô thị thông minh đang tăng tốc rất nhanh bởi những tác động từ sự bùng nổ mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là thách thức nghiêm trọng đối với một thành phố có địa hình thấp như TPHCM, thì định hướng phát triển thành phố thông minh cần phải bao gồm khả năng giải quyết các thách thức về môi trường, trong đó giải pháp công nghệ về năng lượng sạch đóng vai trò quan trọng.

Tại buổi tọa đàm, GS TS Nguyễn Ngọc Giao – Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật TPHCM chia sẻ: “Năng lượng là xương sống của nền kinh tế và nước nào cũng cần năng lượng để phát triển, đối với Việt Nam, nguồn năng lượng chưa thiếu nhưng nếu cứ khai thác năng lượng tự nhiên như là than đá, dầu mỏ,..thì cái đó là hữu hạn, đến lúc nào đó sẽ thiếu, cho nên chuyện năng lượng tái tạo cũng là mục tiêu quan trọng.

GS TS Nguyễn Ngọc Giao – Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM phát biểu tại tọa đàm.

Ông Phạm Trần Hải – Đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM thì cho rằng. Để đạt được các mục tiêu trong sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo, vấn đề này cần được lồng ghép một cách phù hợp vào các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch khác nhau của TPHCM để huy động được sự tham gia đóng góp của các ngành – lĩnh vực, các thành phần xã hội.

Trong khi đó, bà Hoàng Thị Minh Hồng – Giám đốc CHANGE lại có suy nghĩ “Tôi kỳ vọng TPHCM, với các lợi thế về địa lý, khí hậu, cùng với các tiềm năng về kinh tế, công nghệ, con người, cũng như tư duy mở của chính quyền và người dân, sẽ đi tiên phong trong quá trình phát triển năng lượng tái tạo đất nước.”

 “Chỉ tính riêng năng lượng điện bình quân mỗi năm, thành phố tiêu thụ điện 22 tỷ KW chiếm khoảng 15% so với cả nước, do đó nhu cầu điện năng lớn như vậy nhưng mà nguồn cung cấp điện chẳng hạn nước, thì luôn luôn đứng trước nguy cơ thiếu hụt, do đó cần phải đảm bảo nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội thành phố” – ông Nguyễn Phương Duy – Đại diện Sở Công thương TPHCM chia sẻ.

Ông Nguyễn Phương Duy – Đại diện sở Công thương TPHCM phát biểu tại tọa đàm.

Theo ông Đỗ Hữu Nhật Quang – Giám đốc công ty Tư vấn Công trình xanh GreenViet thì hiện nay, TPHCM  không có các điều kiện tự nhiên để xây dựng các nhà máy điện có công suất lớn vì không có địa hình, nhà máy nhiệt điện lại càng không thể. Có hai việc chúng ta cần phải nghĩ đến, thứ nhất là làm thế nào để tiết kiệm năng lượng, thứ hai là làm thế nào để đẩy nguồn năng lượng về mặt trời.

Bà Nguyễn Thùy Ngân – Giám đốc thương hiệu SolarBK chia sẻ: “Một trong những yếu tố then chốt để TPHCM phát triển năng lượng thông minh, chính là nguồn lực con người. Trong năm 2017, chúng tôi rất tự hào khi đưa vào vận hành không gian trải nghiệm năng lượng sạch, vận hành 100% từ năng lượng mặt trời. Đây cũng là mô hình đầu tiên của Việt Nam được xây dựng tại trường ĐH Bách Khoa TPHCM.

Tọa đàm lần này nằm trong khuôn khổ chiến lược dài hạn của CHANGE hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại TPHCM và các đô thị lớn của Việt Nam. Cùng với dự án “Put Solar On It”, trong thời gian tới, CHANGE sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thông sáng tạo, hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho giới trẻ và các nhóm cộng đồng trẻ tại các địa phương.

Ánh Dương

Theo Đời sống
DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

Ba năm sau khi ra mắt RAM LPDDR5X có tốc độ 8,5 Gbps, Samsung tiếp tục đạt bước tiến đáng kể trong công nghệ chip nhớ di động khi nâng tốc độ của dòng này lên 10,7Gbps, vượt qua LPDDR5T 9,6 Gbps do SK Hynix giới thiệu năm 2023.
back to top