<div> <p style="text-align: justify;">Tiểu sử của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un luôn là một “ẩn số” đối với giới truyền thông. Nhân Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 sắp diễn ra ở Hà Nội, hãy cùng nhìn lại những thông tin tiểu sử bí ẩn của người đứng đầu Bình Nhưỡng.</p> <p style="text-align: justify;">Vừa qua, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ ông sẽ gặp ông Kim Jong Un lần thứ hai ở Hà Nội, Việt Nam vào ngày 27-28/2 tới đây. Đây là một sự kiện quốc tế rất được mong đợi bởi sự phức tạp trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên cũng như sự thú vị trong tính cách của hai nhà lãnh đạo Trump và Kim.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Xuất thân của Kim Jong Un</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ông Kim Jong Un là con trai út của ông Kim Jong Il và vợ thứ ba Ko Yong Hui. Theo ước tính, ông sinh năm 1983 hoặc 1984. Theo nhiều nguồn tin, ông Kim Jong Un sinh ngày 8/1/1983.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/24/tieu_su_kim_jong_un_3(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: justify;">Ba đời lãnh đạo Triều Tiên: ông Kim Il Sung (trái) là người sáng lập CHDCND Triều Tiên, tiếp theo là con trai Kim Jong Il (giữa) và cháu trai Kim Jong Un (phải) là người đang lãnh đạo Triều Tiên.</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Ông là cháu nội của người lãnh đạo và sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Il Sung. Kim Jong Un là con trai thứ ba, cũng là con út của người lãnh đạo tối cao thứ nhì của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Il; Kim Jong Un được Kim Jong Il chỉ định làm người kế vị làm lãnh đạo thế hệ thứ ba của Triều Tiên.</p> <p style="text-align: justify;">Kim Jong Un là con trai thứ ba của Kim Jong Il, sau Kim Jong Nam và Kim Jong Chul. Anh cả của Kim Jong Un là Kim Jong Nam, con của Kim Jong Il với người vợ thứ hai là Song Hye Rim. Kim Jong Chul là anh cùng cha cùng mẹ của Kim Jong Un và là con thứ hai của Kim Jong Il. Kim Yo Jong là em gái của Kim Jong Un.</p> <p style="text-align: justify;">Ông Kim Jong Un đã kết hôn với bà Ri Sol Ju, được cho là sinh năm 1989. Ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman từng tiết lộ với truyền thông là nhà lãnh đạo Triều Tiên và phu nhân đã có một bé gái.</p> <p style="text-align: justify;">Các chức vụ mà ông Kim Jong Un đang đảm nhiệm, gồm có: lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đương kim Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ, Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/24/tieu_su_kim_jong_un_4.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: justify;">Ông Kim Jong Un và vợ.</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Tính cách và học vấn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Cho đến nay, dù Triều Tiên đã có phần cởi mở hơn với thế giới bên ngoài song tin tức về Kim Jong Un rất hạn chế. Theo Fujimoto Kenji, người đầu bếp cũ của Kim Jong Il tiết lộ thì Kim Jong Un được nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên chiều chuộng thương yêu hơn cả trong khi hai người anh lớn không được cha chọn. Kim Jong Chul thì tính tình nhu mì, bị coi là không xứng đáng; Kim Jong Nam cũng đã thất sủng sau khi bị nhà chức trách Nhật Bản bắt được vì mang hộ chiếu giả khi cố vào Khu giải trí Disneyland ở Tokyo. Theo Fujimoto, Kim Jong Un có tính nết “giống y hệt cha” và có ngoại hình “giống như đúc với ông nội”.</p> <p style="text-align: justify;">Theo Joao Micaelo, con trai của một nhà ngoại giao Bồ Đào Nha, là bạn của Kim Jong Un ở Trường quốc tế Berne (Thụy Sĩ) thì Jong Un thích bóng đá và bóng rổ, có một chất giọng mạnh mẽ. Kim học tiếng Đức nhưng tiếng Anh thì có phần khá hơn, khá giỏi toán và cũng không phải là "mọt sách". Kim không uống rượu và cũng không hứng thú với bạn gái, anh ít nói về quê nhà nhưng tỏ ra nhớ nhà khi thường nghe những bài hát của Triều Tiên, đặc biệt là Ái Quốc ca, quốc ca của Triều Tiên. Trong quá trình học tập, Kim Jong Un rất kín đáo về thân thế của mình với bạn bè. Một chiều chủ nhật năm 2000, trước khi trở về quê nhà, Kim Jong Un mới tiết lộ cho người bạn rằng mình không phải là con trai của một đại sứ mà là con trai của Chủ tịch Triều Tiên.</p> <p style="text-align: justify;">Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Quảng Ba cho biết Kim Jong Un là người cư xử lịch thiệp, thoải mái và không hề có dấu hiệu của vua chúa như một số nguồn tin thêu dệt. Ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman, sau chuyến thăm Triều Tiên năm 2014, đã mô tả Kim Jong Un là một người rất thân thiện và đã làm nhiều việc có ích cho nhân dân của mình.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/24/tieu_su_kim_jong_un_5.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: justify;">Bức ảnh được cho là ông Kim Jong Un (khoanh tròn) chụp cùng bạn học tại Thụy Sỹ. </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Cũng giống như các anh trai của mình, ông Kim Jong Un được giáo dục tại Thụy Sĩ. Sau khi trở về Bình Nhưỡng, ông tiếp tục học Đại học Quân sự Kim Nhật Thành.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều thông tin cho hay, mẹ của ông là người vợ được ông Kim Jong Il yêu thương nhất. Tất nhiên, bà luôn muốn con trai mình là người kế nhiệm. Bà buộc ông phải học trường quân sự, nơi ông được các quan chức hàng đầu của Triều Tiên huấn luyện về pháo binh. Chính quá trình học tập đó đã khiến ông trở nên rất mạnh mẽ, thành một người hoàn hảo để kế nhiệm vị trí lãnh đạo Triều Tiên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Quá trình lên “ngôi Vua”</strong></p> <div style="text-align: justify;"> </div> <p style="text-align: justify;">Ngày 5/1/2009, hãng thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc loan tin rằng Kim Jong Il đã ấn định Kim Jong Un làm người kế vị. Đến ngày 8/3 cùng năm thì có tin Jong Un có tên trong các nhân vật được bầu vào Hội nghị Nhân dân Tối cao nhưng sau đó ông lại không có tên trong danh sách các đại biểu.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/24/tieu_su_jim_jong_un_7.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: justify;">Ông Kim Jong Un trong bài phát biểu chào năm mới 2019.</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Đến ngày 27/4/2009, Kim Jong Un được bổ vào Ủy ban Quốc phòng, sửa soạn cho con đường lên nắm quyền. Ngày 28/9/2010, Kim Jong Un được cha thăng hàm Đại tướng và chỉ định vào chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, một cơ quan quyền thế trong Đảng Lao động Triều Tiên khi mới khoảng 27 tuổi. Đây được xem là những bước quan trọng để dọn đường cho Kim Jong Un lên kế vị cha làm lãnh tụ Triều Tiên.</p> <p style="text-align: justify;">Những dự đoán trên dần trở thành sự thật ngay sau khi thông cáo về sự ra đi của lãnh tụ Kim Jong Il, Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đã loan tải Kim Jong Un là "Người thừa kế vĩ đại của sự nghiệp cách mạng Juche và lãnh tụ nổi tiếng của đảng, quân đội và nhân dân".</p> <p style="text-align: justify;">Ngày 19/12/2011, hai ngày sau khi Kim Jong Il qua đời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng ủy Quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên, Ủy ban thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao và Chính phủ công bố "Thư gửi toàn thể đảng viên, quan binh Quân đội Nhân dân và nhân dân", yêu cầu toàn thể đảng viên, quan binh Quân đội Nhân dân và nhân dân "trung thành với sự lãnh đạo của đồng chí Kim Jong Un tôn kính", Đảng và Quân đội Nhân dân cùng với nhân dân duy trì đoàn kết. Các phương tiện truyền thông Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ngay sau đó gọi Kim Jong Un là "nhà lãnh đạo vĩ đại", "người kế thừa vĩ đại".</p> <p style="text-align: justify;">Ngày 29/12/2011 thì ông Kim Jong Un chính thức trở thành Tư lệnh tối cao của quân đội Nhân dân Triều Tiên.</p> <p style="text-align: justify;">Ông Kim Jong Un thực hiện bài phát biểu đầu tiên trước công chúng vào ngày 15/4/2012 khi Triều Tiên kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà sáng lập Kim Il Sung (ông nội của Kim Jong Un). Trong bài phát biểu đó, ông ca ngợi học thuyết “Quân đội trước hết” của Triều Tiên và khẳng định, thời đại đất nước ông bị đe dọa đã qua rồi.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/24/tieu_su_kim_jong_un_1.jpeg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: justify;">Ông Kim và ông Moon đã gặp nhau 3 lần trong năm 2018.</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Những thành tựu nổi bật</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dưới thời Kim Jong Un, Triều Tiên cũng thu được một số thành tựu. Tháng 12/2012, Triều Tiên phóng thành công tên lửa mang vệ tinh lên vũ trụ, trở thành một trong số ít các quốc gia làm chủ được công nghệ vũ trụ. Năm 2013, Triều Tiên đã giải quyết được nạn thiếu lương thực kéo dài từ thập niên 1990. Theo con số của Chương trình Lương thực Thế giới, năm 2013 Triều Tiên đã nhập kho khoảng 5,93 triệu tấn lương thực và năm 2014 là 5,94 triệu tấn, đủ để cung ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Nguyên nhân vụ thu hoạch kỷ lục xuất phát từ đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo mới khi đề ra chủ trương thay đổi trong quản lý nông nghiệp từ năm 2012.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 2015, Triều Tiên bắt đầu tự sản xuất máy bay hạng nhẹ dựa theo thiết kế của chiếc An-2 của hãng Antonov và loại phi cơ Mỹ Cessna 172 Skyhawk, bản thân ông Kim Jong-un đã đích thân tham gia lái thử nghiệm chiếc máy bay dân dụng mới do nước mình sản xuất.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày 29/6/2016, tại kỳ họp lần thứ tư của Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa XIII (tức Quốc hội Triều Tiên), Kim Jong Un được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ. Ủy ban này được thành lập nhằm thay thế cho Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, cơ quan quyền lực nhất dưới thời cố lãnh đạo Kim Jong Il.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/24/tieu_su_kim_jong_un_2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: justify;">Cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên.</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Năm 2018 được coi là năm đột phá trong đường lối đối ngoại của Triều Tiên, mở đầu là Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – Triều Tiên lần đầu tiên kể từ sau khi kết thúc chiến tranh vào tháng 4/2018. Cái bắt tay lịch sử giữa ông Kim Jong Un và Moon Jae In đã mở ra một thời kỳ lạc quan hơn cho mối quan hệ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Trong năm 2018, ông Moon và ông Kim đã gặp nhau 3 lần và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã trở thành nhà lãnh đạo thứ ba của nước này đặt chân đến Bình Nhưỡng.</p> <p style="text-align: justify;">Cũng trong năm 2018, ông Kim Jong Un tới Trung Quốc 3 lần gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trước và sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hồi tháng 6/2018.</p> <p style="text-align: justify;">Trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều đầu tiên ở Singapore, ông Kim Jong Un đồng ý làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên để đổi lại sự đảm bảo an ninh và mối quan hệ mới với Mỹ.</p> <p style="text-align: justify;">Và đến ngày 27-28/2 tới đây, thủ đô Hà Nội của Việt Nam sẽ trở thành địa điểm cầu nối thứ hai cho thượng đỉnh Mỹ - Triều với nhiều hy vọng một hiệp ước hòa bình sẽ chính thức được ký kết, mở ra một thời kỳ hoàn toàn mới trên bán đảo Triều Tiên.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tiểu sử Kim Jong Un: Nhà lãnh đạo bí ẩn và trẻ tuổi của Triều Tiên
Ông Kim Jong Un là con trai út của ông Kim Jong Il và vợ thứ ba Ko Yong Hui. Theo ước tính, ông sinh năm 1983 hoặc 1984. Theo nhiều nguồn tin, ông Kim Jong Un sinh ngày 8/1/1983.
Hà Nội đang ô nhiễm thứ 5 trên thế giới, chất lượng không khí rất xấu
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Cục An ninh Ukraine bát ngờ hứng 5 tên lửa Kinzhal từ Nga
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Cơ quan Công an xác định, anh D. là cán bộ công an thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Yên Sơn.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có thay đổi tổ hợp xét tuyển
Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thi tốt nghiệp THPT.
Từ 2025, CSGT trích xuất camera hành trình để xử phạt
Từ 1/1/ 2025, công an có thể trích xuất camera hành trình để phát hiện, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn đường bộ.
Đắk Lắk: Triệt xóa tụ điểm chứa mại dâm tại một khách sạn
Công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ 3 đối tượng chuyên tổ chức hoạt động mại dâm tinh vi trong khách sạn để điều tra về các hành vi “Chứa mại dâm” và “Môi giới mại dâm”.
Nga tập hợp 5 quân đoàn hùng mạnh đe dọa phòng tuyến Ukraine
Quân đội Nga đang tấn công rất mạnh mẽ vào phòng tuyến miền đông Ukraine trong bối cảnh đối phương đang thiếu nhân lực và thiết bị trên mọi mặt trận.
Quảng Trị: Thưởng Tết Ất Tỵ cao nhất gần 120 triệu đồng
Qua khảo sát 123 công ty, doanh nghiệp ở Quảng Trị cho thấy mức thưởng Tết Ất Tỵ năm 2025 dự kiến cao nhất khoảng 120 triệu đồng/người.
Đà Nẵng: Không khí Giáng sinh rộn ràng phố phường
Lễ hội đón Giáng sinh – Chào Năm mới Đà Nẵng 2025 diễn ra trong 20 ngày (từ ngày 14/12/2024 đến ngày 2/1/2025). Ngoài không gian nổi bật, tiếng nhạc mừng Giáng sinh đã rộn ràng khắp nơi.