“Tiếp máu”trên đường cứu sản phụ sốc mất máu do vỡ khối chửa ngoài tử cung

Sự phối hợp giữa Bệnh viện đa khoa Hùng Vương - Phòng khám Đa khoa Hùng Vương – Kim Xuyên và bệnh viện địa phương đã cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn do vỡ khối chửa ngoài tử cung thoát cửa tử trong gang tấc.

Ngày 22/6, Luật sư Phạm Văn Học, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết, tối 21/6, nữ bệnh nhân 27 tuổi (Vân Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang) được đưa đến Phòng khám ĐK Hùng Vương Kim Xuyên trong trạng thái lơ mơ, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, nhỏ.

Nhân viên y tế của bệnh viện khu vực gần phòng khám hộ tống bệnh nhân đến phòng khám cho biết: Trước đó bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn và di chuyển đến phòng khám.

Tại phòng khám các bác sĩ xác định bệnh nhân trụy mạch do vỡ khối chửa ngoài tử cung, do tại phòng khám không có máu và các chế phẩm từ máu nên các bác sĩ phải dùng thuốc vận mạch, truyền dung dịch cao phân tử, kích hoạt báo động toàn hệ thống, bệnh nhân và kíp cấp cứu khẩn trương được xe cứu thương của phòng khám vận chuyển về bệnh viện để phẫu thuật cấp cứu.

Xác định bệnh nhân đã rơi vào tình trạng đặc biệt nguy kịch, không thể sống nếu không được truyền máu khẩn cấp, cuộc cấp cứu phải tận dụng từng phút.

Mổ cho bệnh nhân chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Đa khoa Hùng Vương

Mổ cho bệnh nhân chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Đa khoa Hùng Vương

Trực Lãnh đạo – Phó giám đốc Bác sĩ Nguyễn Văn Ngọc cử một xe cứu thương mang theo 02 đơn vị máu nhóm O cùng một kíp cấp cứu khác chạy theo chiều ngược lại, khi gặp nhau giữa đường các bác sĩ đã khẩn trương làm phản ứng tin cậy và truyền ngay một đơn vị máu cho bệnh nhân trên xe cứu thương.

Trong lúc đó các xét nghiệm được làm tại phòng khám Kim Xuyên đã hoàn tất và được truyền về trung tâm qua hệ thống máy tính nội bộ. Tại bệnh viện kíp phẫu thuật, bác sĩ gây mê, hồi sức và huyết học truyền máu đã đợi sẵn, bệnh nhân được đưa thẳng vào phòng phẫu thuật.

Đúng như chẩn đoán, bệnh nhân mất máu cấp do vỡ khối chửa ngoài tử cung, trong ổ bụng ngập máu. Cuộc phẫu thuật dưới sự chỉ huy của bác sĩ Nguyễn Văn Ngọc diễn ra khá thuận lợi, trong suốt quá trình phẫu thuật bệnh nhân tiếp tục được truyền máu, huyết tương và các chế phẩm từ máu.

Đến thời điểm hiện tại mặc dù vẫn đối mặt với rất nhiều nguy cơ và vẫn trong tình trạng nguy kịch tuy nhiên từ phòng chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ cho biết: huyết động và các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân đang dần ổn định.

Qua những ca cấp cứu trên, bài học sinh tử cần được rút ra cho cả bệnh nhân và các nhân viên y tế tuyến cơ sở khi trong tay không có đủ các điều kiện cần thiết để cấp cứu những trường hợp mất máu cấp thì việc tìm hoặc chuyển đến các cơ sở y tế lớn sớm sẽ là lựa chọn đúng và an toàn nhất.

Chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng luôn cảnh giác và lắng nghe cơ thể để có cách ứng xử phù hợp nhất.

Theo Đời sống
Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

So với E.coli, ngộ độc do Salmonella triệu chứng nặng và nguy hiểm hơn. Để đảm bảo sức khỏe, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bạn nên đi khám khi có dấu hiệu sốt cao kèm tiêu chảy, mất nước, đau bụng dữ dội,...
back to top