Thương vụ mua “chui” 70% cổ phần dự án “đất vàng” của Công ty BĐS Thiên Thanh

Được cấp Giấy chứng nhận đầu tư gần 9.000m2 “đất vàng”, 3 cổ đông gồm Saigon Co.op, Công ty May Sài Gòn 3, Công ty Vận tải biển Sài Gòn chuyển nhượng cổ phần cho Công ty TNHH Bất động sản Thiên

Nhiều dấu hiệu sai phạm?

Dự án Trung tâm Thương mại - Văn phòng - Khách sạn tại số 1 Công trường Quốc tế, số 7 Phạm Ngọc Thạch, số 86 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TPHCM do Công ty CP Thương mại Dịch vụ Quảng trường Quốc tế (Công ty Quảng trường Quốc tế) làm chủ đầu tư, được đầu tư xây dựng trên khu đất 8.287,6m2, với thời hạn thuê 50 năm từ ngày 21/1/2015.

Quy mô dự án gồm toà nhà cao 25 tầng và 2 tầng hầm, diện tích xây dựng 4.560m2, diện tích sàn xây dựng 78.548m2, tổng mức đầu tư 1.184 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của Công ty Quảng trường Quốc tế là 20,2%, vốn khác 79,8%.

Tháng 1/2015, UBND TPHCM đã cấp chứng nhận đầu tư dự án cho chủ đầu tư. Đến tháng 4/2015, quyết định cho Công ty Quảng trường Quốc tế thuê đất với thời hạn 50 năm, theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian.

Theo Giấy chứng nhận đầu tư, thời gian thực hiện dự án từ quý 3/2014 - quý 4/2018 hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên đến nay, Công ty Quảng trường Quốc tế vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý và khởi công thi công công trình.

Dù vậy, Công ty Quảng trường Quốc tế lại cho 9 đơn vị, cá nhân thuê mặt bằng và thu về số tiền 56 tỷ đồng khi chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa được Cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, Sở TN-MT TPHCM cũng không xác định thu tiền thuê đất của Công ty Quảng trường Quốc tế theo Quyết định 1468/QĐ-UBND TPHCM ngày 4/4/2015, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. Riêng tiền thuê đất từ ngày 30/7/2009 - 3/4/2015 là 31,578 tỷ đồng.

Được biết, Công ty Quảng trường Quốc tế đã bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất với tổng số tiền là 30,356 tỷ đồng. Trong đó, bồi thường cho Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn 2,493 tỷ đồng, Công ty May Sài Gòn 3 là 6,356 tỷ đồng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn là 4,342 tỷ đồng và 3 hộ dân 17,163 tỷ đồng.

Tuy nhiên, riêng phần bồi thường cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn cần phải xem xét lại, bởi tài sản, vật kiến trúc trên đất là tài sản này thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng Tổng Công ty vẫn tự thuê đơn vị tư vấn xác định để nhận đền bù.

quangtruongquocte.jpg
Sai phạm trong chuyển nhượng cổ phần Dự án Trung tâm Thương mại - Văn phòng - Khách sạn tại số 1 Công trường Quốc tế, số 7 Phạm Ngọc Thạch, số 86 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TPHCM

Mua “chui” cổ phần

Về nguồn gốc, khu đất thực hiện dự án thực chất sử dụng của 3 đơn vị khác nhau. Trong đó, 3.093m2 đất của Công ty May Sài Gòn 3 (đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), 704,4m2 của Công ty Vận tải Sài Gòn (chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và riêng 5.123m2 đất và tài sản trên đất của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn trả tiền thuê hằng năm, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (vẫn thuộc sở hữu Nhà nước).

Sau đó, UBND TPHCM đã chấp thuận cho Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố (Saigon Co.op) hợp tác với Công ty May Sài Gòn 3, Công ty Vận tải biển Sài Gòn, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn cùng sử dụng đất, thành lập Công ty Quảng trường Quốc tế, để được thuê 8.921m2 đất với thời hạn 50 năm, trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê dự án.

Nhưng quá trình thực hiện Công ty Quảng trường Quốc tế báo cáo không đúng thực tế việc góp và thoái vốn điều lệ tại đơn vị này.

Sau khi được Cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định cho thuê đất, 3 cổ đông Saigon Co.op, Công ty May Sài Gòn 3, Công ty Vận tải biển Sài Gòn (chiếm 70% vốn điều lệ) lại chuyển nhượng cổ phần cho Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh.

Tìm hiểu của phóng viên Khoa học và Đời sống cho thấy, thời điểm thành lập Công ty Quảng trường Quốc tế có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, do 4 cổ đông sáng lập. Gồm Saigon Co.op sở hữu 51% vốn điều lệ, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn sở hữu 30%, Công ty CP May Sài Gòn 3 sở hữu 15% và Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn sở hữu 4%.

Chủ tịch HĐQT của Công ty Quảng trường Quốc tế từ giai đoạn 2009 – 10/2015 là ông Nguyễn Ngọc Hòa. Từ 10/2015 - 6/2017 là ông Diệp Dũng. Từ tháng 6/2017 - 9/2017 là ông Nguyễn Văn Hiền và từ 9/2017 đến nay là ông Đặng Thanh Hải.

Hiện nay, Công ty Quảng trường Quốc tế gồm 3 cổ đông: Công ty TNHH bất động sản Thiên Thanh (Công ty Thiên Thanh) sở hữu 69,997% cổ phần với giá trị 209,999 tỷ đồng; Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn sở hữu 30% cổ phần với giá trị 90 tỷ đồng; và cá nhân ông Đặng Thanh Hải sở hữu 0,003% cổ phần với giá trị 0,1 tỷ đồng.

Khoa học và Đời sống sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!

Công ty Quảng trường Quốc tế có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, do 4 cổ đông sáng lập: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố (Saigon Co.op) sở hữu 51% vốn điều lệ, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn sở hữu 30%, Công ty CP May Sài Gòn 3 sở hữu 15% và Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn sở hữu 4%".

Theo Đời sống
VINIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ

VINIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ

Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) tổ chức Lễ công bố các chương trình tài trợ năm 2024, theo đó tổng mức tài trợ trong 6 năm liên tiếp của VinIF cho khoa học công nghệ Việt là hơn 900 tỷ đồng.
back to top