Thương mại hóa mạng 5G có nguy cơ lãng phí

(khoahocdoisong.vn) - Việc cung cấp công nghệ, hạ tầng, thiết bị 5G cho thị trường đang là cuộc đua quyết liệt giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, công nghệ 5G bị đánh giá còn tồn tại nhiều điểm yếu mà nếu không khắc phục được sẽ khó thu hút người dùng, có nguy cơ gây lãng phí.

Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm thương mại hóa mạng 5G cho 2 nhà mạng. Tháng 1/2020, Viettel là doanh nghiệp trong nước đầu tiên tiến hành việc nghiên cứu, sản xuất thiết bị và thực hiện cuộc gọi video sử dụng đường truyền kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB. Hãng viễn thông này đã huy động tới hơn 1.000 kỹ sư tham gia nghiên cứu sản xuất dự toán ngân sách phê duyệt tới 700 tỷ đồng.

Cùng đường đua với Viettel là VinSmart (thuộc Vingroup). Đại diện của VinSmart cho biết đã tập trung nghiên cứu, sản xuất các hệ thống thiết bị 5G, IoT. Đồng thời, xây dựng phòng Lab để hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển điện thoại 5G và các thiết bị viễn thông 5G. Tháng 8/2020, VinSmart chính thức thử nghiệm thiết bị viễn thông 5G. VinSmart cũng đã hợp tác với Fujitsu và Qualcomm để phát triển điện thoại thông minh 5G.

Tháng/2020, Viettel và Tập đoàn VinGroup đã cùng ký thỏa thuận hợp tác phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB. Dự kiến tháng 11 này, hai bên sẽ thực hiện cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên trên băng tần 3.600 - 3.800MHz. Mục tiêu của cả hai là thương mại hóa thành công các trạm gốc di động 5G gNodeB 8T8R vào ngày 30/6/2021 và trạm gốc di động 5G gNodeB 64T64R vào ngày 30/6/2022.

Cuối năm 2019, Qualcomm đã công bố thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đầu tiên ở Đông Nam Á tại Hà Nội để phát triển công nghệ không dây (4G, 5G), IoT. Phòng thí nghiệm tại cơ sở này sẽ là nơi cung cấp dịch vụ kiểm thử cao cấp cho các đối tác là nhà sản xuất thiết bị gốc trong nước của Qualcomm, bao gồm VinSmart, BKAV và Viettel, nhằm phát triển và sản xuất các thiết bị 5G chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Các chuyên gia viễn thông phân tích, công nghệ 5G còn tồn tại 6 điểm yếu chí tử gồm: Tốc độ cao nhưng vùng phủ bé và ngược lại, trải nghiệm không mượt do chênh lệch tốc độ khi chuyển đổi giữa 4G và 5G, giá điện thoại 5G cao hơn nhiều so với 4G, người dùng không muốn trả nhiều tiền hơn cho 5G và 5G là kẻ thù của thời lượng pin và ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết đến thiết bị 5G. Nếu các nhà mạng, nhà sản xuất thiết bị không khắc phục được những điểm yếu này thì sẽ khó triển khai hay thu hút người dùng. 5G sẽ có nguy cơ gây lãng phí, thiếu hiệu quả và tất nhiên lợi nhuận sẽ không thu được nhiều.

Theo Đời sống
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng

Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng

Trong quý 3/2024, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.698 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp của VNSteel ghi nhận gần 138 tỷ đồng, giảm mạnh 22% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp co hẹp lại còn 1,58%.
back to top