Thích ứng an toàn không có nghĩa là chủ quan, lơ là, dịch bệnh sẽ không trừ ai nếu người dân không tự bảo vệ chính mình

Ở vùng “nguy cơ cao”, nhiều yếu tố dẫn đến dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường nếu chúng ta chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong tự bảo vệ mình.

TPHCM đang chuyển từ “không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ.

di-cho-trong-binh-thuong-moi.jpg
TPHCM đang chuyển từ “không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19

Đối với vùng “nguy cơ cao”, vẫn còn những yếu tố dẫn đến dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường nếu chúng ta chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong việc tự bảo vệ mình, bảo vệ người thân và xã hội.

Điều đáng lo ngại hiện nay là hình ảnh lượng người rất đông tập trung ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ, khuôn viên Hồ Con Rùa, công viên đường hầm vượt sông Sài Gòn, các công viên, khu dân cư.

pho-di-bo.png
Không ít người tự tin nói: “Tiêm 2 mũi rồi lo gì, thoải mái bù lại những ngày bị giãn cách.”

Tại một số nơi công cộng, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những người không đeo khẩu trang đi lại.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động bán mang đi, nhưng vẫn có rất đông shipper tại nơi mua hàng không đảm bảo khoảng cách, hay vô tư ăn uống trong các hàng quán tuy chưa được phép.

Không ít người tự tin nói: “Tiêm 2 mũi rồi lo gì, thoải mái bù lại những ngày bị giãn cách”.

ho-chi-minh-city-tour.jpg
Chính sự tuân thủ của từng người sẽ làm gia tăng sức đề kháng dịch bệnh của toàn xã hội. Ảnh: TPHCM mở lại những chuyến city tour. 

Cùng với đó là những nguy cơ còn tồn tại, khi việc kinh doanh buôn bán lẻ thực phẩm tự phát, hàng rong tự phát, người mua đậu xe trái phép trên lòng lề đường, tập trung đông người… làm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cũng như không đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Một bộ phận người dân đang thiếu cảnh giác trước mức độ lây lan của dịch bệnh; bên cạnh đó thiếu sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và tuyên truyền vận động của đoàn thể rất dễ dẫn đến dịch bệnh tái bùng phát.

di-lai.jpg
Mỗi người dân cân nhắc để tự hạn chế và kiểm soát nhu cầu đi lại, tụ tập nơi đông người… của bản thân, tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng

Sống chung với Covid-19 có nghĩa là giảm thiểu tác hại của dịch bệnh. Ngoài ra, để sống chung với Covid-19, cũng cần trang bị cho người dân hiểu biết chính xác, khách quan, khoa học về Covid-19 và cách thức phòng chống, theo nguyên tắc “5K + văcxin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân và các biện pháp khác”.

Trong đó, ý thức của người dân là yếu tố quyết định, phát huy vai trò trung tâm, là chủ thể trong phòng chống dịch. Chính sự tuân thủ của từng người sẽ làm gia tăng sức đề kháng dịch bệnh của toàn xã hội.

Mỗi người dân cân nhắc tự hạn chế và kiểm soát nhu cầu đi lại, tụ tập nơi đông người… của bản thân; tăng thời gian làm việc tại nhà, nhận hàng hóa tại nhà; cân bằng nhu cầu sống và làm việc trong một không gian hạn chế.

Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, ngành y tế trong việc truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị; mọi hành động từ nhỏ đến lớn của người dân vừa tự bảo vệ mình trước dịch Covid-19 vừa bảo vệ cộng đồng, khống chế dịch bệnh.

Nguyễn Hữu Hiệp (Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM)

Theo Đời sống
back to top