<div> <h3 style="text-align: justify;"><span>Dầu tăng hơn 2%, xăng tăng hơn 4%</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Giá dầu tăng hơn 2% trong phiên đêm qua và đạt mức cao nhất trong khoảng một tháng, được hỗ trợ bởi số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô giảm nhiều hơn so với dự kiến và dự trữ chế phẩm dầu bất ngờ giảm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 8 tăng 1,44 USD/thùng tương đương 2,2% đóng cửa phiên 26/6 tại 66,49 USD/thùng. Dầu WTI cùng kỳ hạn tăng 1,55 USD tương đương 2,7% lên 59,38 USD/thùng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết dự trữ dầu thô giảm 12,8 triệu thùng trong tuần trước, vượt qua dự đoán của giới phân tích giảm 2,5 triệu thùng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ giảm 1,2 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Xuất khẩu dầu thô tăng lên 3,8 triệu thùng/ngày, vượt kỷ lục trước đó 3,6 triệu thùng/ngày hồi tháng 2/2019.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Dự trữ xăng giảm 996.000 thùng, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 2,4 triệu thùng. Dự trữ các sản phẩm này giảm tại thời điểm có tin tức nhà máy lọc dầu lớn nhất và lâu đời nhất ở Bờ Đông nước Mỹ sẽ đóng cửa sau một vụ cháy trong tuần trước.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Giá xăng kỳ hạn tháng 7/2019 tăng 4% sau khi lên mức cao nhất kể từ ngày 23/5 trong đêm qua.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Dự trữ dầu thô sụt giảm và nhà máy lọc dầu dừng hoạt động bổ sung thêm tình trạng không rõ ràng về nguồn cung bởi cuộc chiến ngôn từ giữa Washington và Tehran. Điều này thúc đẩy lo lắng rằng các chuyến dầu qua eo biển Hormuz, tuyến đường cung cấp dầu tấp nập nhất thế giới, có thể bị gián đoạn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Để tìm chiều hướng cho dài hạn hơn, các thị trường sẽ theo dõi cuộc họp của G20 vào cuối tuần này và tiếp theo là cuộc gặp của OPEC+ diễn ra vào ngày 1 – 2/7.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Sản lượng dầu trung bình của Nga là 11,15 triệu thùng/ngày trong 25 ngày đầu tháng 6 từ mức trung bình 11,04 triệu thùng/ngày trong 10 ngày đầu tháng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>Khí tự nhiên giảm</b></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Giá khí tự nhiên của Mỹ giảm khi sản lượng gần mức cao kỷ lục và dự đoán chỉ thay đổi ít so với dự báo trước đó về nhu cầu đang tăng trong hai tuần tới.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trong ngày giao dịch cuối cùng, hợp đồng khí tự nhiên giao tháng 7/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đóng cửa giảm 1,7 US cent hay 0,7% xuống 2,291 USD/mmBtu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>Vàng đứt chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp</b></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Giá vàng giảm phiên vừa qua, do những dấu hiệu Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ không cắt giảm lãi suất mạnh trong tháng 7/2019, nhưng giá vẫn trêm mức tâm lý quan trọng 1.400 USD.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.411,21 USD/ounce. Vàng đã mất chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp và cũng là một ngày giảm theo phần trăm lớn nhất trong hơn 2 tuần. Giá vàng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn New York giảm 0,2% xuống 1.415,4 USD/ounce.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>James Bullard, chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang St. Louis, được coi là một trong những chủ ngân hàng trung ương Mỹ ôn hòa nhất, đã khiến một số nhà đầu tư ngạc nhiên khi nói rằng việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là quá nhiều. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội giữ vàng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Mặc dù giá vàng giảm gần 30 USD từ mức cao nhất trong 6 năm, vàng vẫn tăng 8% từ đầu tháng tới nay. Động thái tiếp theo của vàng có thể được quyết định bởi kết quả cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản cuối tuần này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trong khi đó, nhu cầu vàng tại Ấn Độ có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm do giá trong nước tăng lên mức cao kỷ lục làm giảm nhu cầu mua lẻ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>Đồng lên mức cao nhất trong 5 tuần</b></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Giá đồng đạt mức cao nhất trong 5 tuần sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã hoàn thành được 90%, nhưng đà tăng bị hạn chế bởi USD mạnh lên và lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu thế giới này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London kết thúc phiên giảm 0,9% xuống 5.988 USD/tấn. Trong đầu phiên giá đã chạm 6.063,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 21/5.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Đầu tháng này, nền kinh tế Trung Quốc đã phát đi những dấu hiệu cảnh báo khi tăng trưởng sản lượng công nghiệp trong tháng 5/2019 bất ngờ chậm lại, xuống mức thấp nhất trong hơn 17 năm và đầu tư hạ nhiệt. Nhu cầu với các kim loại cơ bản có tương quan cao với sản lượng công nghiệp.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trung Quốc chiếm gần một nửa nhu cầu kim loại công nghiệp toàn cầu, trong khi Mỹ tiêu thụ gần 10%.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trung Quốc sẽ đưa thêm các biện pháp cắt giảm chi phí tài chính cho các công ty nhỏ, trong bối cảnh mong đợi kích thích kinh tế bổ sung từ Bắc Kinh để thúc đẩy tăng trưởng. Thêm kích thích để các công ty Trung Quốc thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu kim loại tại quốc gia này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Đồng USD mạnh khiến các kim loại định giá bằng đồng tiền này đắt hơn cho các nhà nhập khẩu</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>Quặng sắt của Trung Quốc giảm, thép tăng</b></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Giá quặng sắt Đại Liên giảm phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã dịu đi, trong khi giá thép tiếp tục tăng một phần do việc cắt giảm sản lượng tại một số khu vực công nghiệp ô nhiễm nặng của Trung Quốc.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Lo lắng dịu đi một chút về tình trạng thiếu hụt quặng sắt toàn cầu (đã khiến giá giao ngay lên mức cao nhất 5 năm và giá kỳ hạn lên cao kỷ lục trong vài tuần gần đây) sau khi công ty khai thác mỏ Vale SA của Brazil khôi phục hoàn toàn hoạt động tại mỏ Brucutu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,3% xuống 804 CNY (116,76 USD)/tấn, không quá xa mức đỉnh 837 CNY đã đạt được trong ngày 20/6/2019. Trong phiên có lúc giá đã giảm 3,4%.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Mặc dù mỏ Brucutu trở lại hoạt động, ngân hàng ANZ cho biết họ không mong đợi sản lượng của Vale tăng trong năm nay, dự đoán quặng sắt trên toàn cầu thiếu hụt 45 triệu tấn trong năm nay và 33 triệu tấn trong năm 2020.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm kể từ giữa tháng 4/2019 xuống mức thấp nhất trong 2,5 năm tính tới tuần trước.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Bổ sung thêm áp lực giảm với giá quặng sắt là việc hạn chế sản lượng tại một số trung tâm sản xuất thép ở Trung Quốc nhằm giảm khí thải công nghiệp tiên tục cao.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Việc hạn chế sản xuất tiếp tục củng cố giá thép kỳ hạn tại Trung Quốc (đã tăng 6 phiên liên tiếp).</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa tăng 0,9% lên 3.998 CNY/tấn. Trong phiên giá đã tăng 1,2% lên 4.013 CNY/tấn, cao nhất kể từ tháng 8/2011.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Thép cuộn cán nóng đóng cửa tăng 0,3% lên 3.916 CNY/tấn, sau khi đạt kỷ lục 3.944 CNY/tấn trong đầu phiên giao dịch.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>Cao su TOCOM kết thúc chuỗi giảm giá 4 phiên liên tiếp</b></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Giá cao su tại Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên giao dịch vừa qua, kết thúc chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp, hầu hết các nhà đầu tư đứng ngoài lề do họ đợi cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 12/2019 đóng cửa tăng 0,2 JPY lên 192,6 JPY (1,79 USD)/kg.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Ông Trump và Tập Cận Bình sẽ gặp nhau lần đầu tiên sau 7 tháng để thảo luận về mối quan hệ đang xấu đi giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng triển vọng đạt được tiến bộ có vẻ mong manh do cả hai bên đã rút lui sau khi các cuộc đàm phán bị phá vỡ hồi tháng 5/2019.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải kết thúc phiên ổn định tại 11.615 CNY (1.687 USD)/tấn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 0,2 JPY lên 158,4 JPY/kg.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>Cà phê giảm</b></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2019 kết thúc phiên giảm 1,4 US cent hay 1,3% xuống 1,0605 USD/lb, sau khi tăng lên mức đỉnh 1,0820 USD, cao nhất kể từ ngày 4/6. Giá được hỗ trợ trong tuần này từ những lo ngại tới tiết lạnh ở Brazil, nhưng nguồn cung dồi dào toàn cầu tiếp tục gây sức ép cho thị trường.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Ricardo Santos, giám đốc điều hành của Riccoffee cho biết thị trường này đang điều chỉnh với đồng USD yếu hơn và đồng real mạnh hơn. Nông dân đang kiếm được ít hơn (từ tiền bán cà phê) và vì thế họ không muốn bán, không có gì là yếu tố cung cầu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2019 đóng cửa giảm 21 USD hay 1,4% xuống 1.434 USD/tấn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>Đường giảm</b></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Đường thô kỳ hạn tháng 7 chốt phiên giảm 0,3 US cent hay 2,4% xuống 12,93 US cent/lb sau khi giảm xuống 11,98 US cent, mức thấp nhất trong hơn 3 tuần. Thị trường tập trung vào hợp đồng kỳ hạn tháng 7 hết hạn cuối tuần này, với lượng giao hàng dự kiến lớn, cho thấy nguồn cung dồi dào.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Tổ chức ngành mía đường Unica cho biết sản lượng đường tại khu vực sản xuất chính của Brazil trong nửa đầu tháng 6 vẫn dưới mức tại thời điểm này trong niên vụ trước.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 4,9 USD hay 1,5% xuống 319,2 USD/tấn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 27/06</b></span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Thị trường ngày 27/06: Dầu tăng hơn 2% lên cao nhất 1 tháng, vàng dứt đà tăng - Ảnh 1." data-original="http://cafefcdn.com/2019/6/27/photo-1-1561592825484528111636.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/06/27/photo-1-1561592825484528111636.jpg" title="Thị trường ngày 27/06: Dầu tăng hơn 2% lên cao nhất 1 tháng, vàng dứt đà tăng - Ảnh 1." /></span></div> </div> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Thị trường ngày 27/06: Dầu tăng hơn 2% lên cao nhất 1 tháng, vàng dứt đà tăng
Giá xăng thế giới đêm qua tăng mạnh lên cao nhất trong hơn 1 tháng trong khi đồng cao nhất 5 tháng, cao su đảo chiều tăng trở lại sau 4 phiên giảm...
Người Việt mạnh tay chi tiền vì những trái cây nhập khẩu giá rẻ này
Trái cây nhập khẩu từng được coi là "xa xỉ phẩm", chỉ xuất hiện tại các cửa hàng cao cấp với giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên hiện nay nhiều loại trái cây nhập khẩu có mẫu mã đẹp, giá rẻ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, lùng mua.
Nho trái tim giá hơn 2 triệu đồng/chùm
Gần đây, nho trái tim xuất xứ từ Nhật Bản, được một số cửa hàng trái cây nhập về bán, với giá hơn 2 triệu đồng cho một chùm 600 - 800g.
Nghi vấn nồi chiên không dầu Xiaomi thu thập dữ liệu người dùng
Một báo cáo mới đây từ tổ chức Which? (Anh) đã đưa ra cảnh báo an ninh nghiêm trọng đối với chủ sở hữu ba thương hiệu nồi chiên không dầu phổ biến.
PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác vì sự phát triển bền vững
Ngày 11/11/2024, tại trụ sở PVFCCo, Ban lãnh đạo PVFCCo và PV GAS đã có buổi làm việc, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp khí, nguồn khí, giá khí năm 2024, định hướng triển khai cho hợp đồng mua bán khí năm 2025.
MWG thu về 11.600 tỷ trong tháng 10 nhờ bán iPhone 16
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) ước tính, trong tháng 10/2024, công ty mang về doanh thu 11.600 tỷ đồng, tương đương tháng 9/2024 và tăng trưởng gần 4% so với tháng 10/2023.
Máy bào sợi rau củ quả đa năng giá rẻ... thành bỏ đi
"Hàng không như quảng cáo, nhựa ọp ẹp như đồ chơi, bào được 1 lần gãy ngay tay quay...", chị Hương bày tỏ khi mua máy nạo thái rau củ bằng tay giá 78.000 đồng.
Nho sữa Trung Quốc chứa chất trừ sâu, người tiêu dùng Việt hoang mang
Mới đây, Thái Lan phát hiện 23/24 mẫu nho Trung Quốc chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép, trong đó có nho sữa Shine Muscat. Tại thị trường Việt Nam, loại nho này đang được bán với giá chỉ từ 50.000 - 80.000 đồng/kg.
Chiều 7/11, giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít
Chiều ngày 7/11, giá xăng E5 RON 92 tăng 336 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 351 đồng/lít, dầu diesel và dầu hỏa cùng tăng, riêng dầu mazut giảm nhẹ.
Cam sành rớt giá thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg
Giá cam sành đang lao dốc, hiện ở mức 2.000 đồng/ký khiến nông dân gặp nhiều khó khăn, lỗ nặng.
Mỳ chính không minh bạch nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mỳ chính (bột ngọt) được san chia, sang chiết, đóng gói lại từ các bao mỳ chính Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, để bán cho người tiêu dùng Việt Nam trên toàn quốc.