Thêm TPBank nâng vốn điều lệ lên hơn 15.000 tỷ đồng, qua phát hành cổ phiếu quy đổi từ "lợi nhuận chưa phân phối"

NHNN đã chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tăng vốn điều lệ tối đa thêm 4.100 tỷ đồng, thông qua phát hành hơn 410 triệu cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện 35%.

Việc tăng thêm nguồn vốn điều lệ này giúp TPBank nâng cao hệ số an toàn vốn, năng lực tài chính cũng như củng cố niềm tin đối với cổ đông, khách hàng và nhà đầu tư...

Theo đó, cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu TPB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 35 cổ phiếu mới. Cổ phiếu phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng.

Nguồn vốn thực hiện là từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi đã trích lập các quỹ theo nghị quyết Đại hội Đại cổ đông thường niên năm 2021.

Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Phần cổ phiếu lẻ phát sinh dưới 1 đơn vị sẽ bị huỷ bỏ.

Sau khi hoàn tất việc phát hành, vốn điều lệ của TPBank sẽ dự kiến nâng lên 15.818 tỷ đồng, tăng gần 26%.

Hình thức này đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 1/11/2021.

Đây là lần thứ 2 trong năm 2021, TPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ. Trước đó, trong quý 3, TPBank đã tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 11.716 tỷ đồng, thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Việc được phê chuẩn về số vốn điều lệ mới lên mức trên 15.817 tỷ đồng sẽ giúp TPBank củng cố thêm hệ số an toàn vốn CAR, nâng cao năng lực doanh nghiệp và tăng khả năng đề kháng của ngân hàng trước những khó khăn của nền kinh tế trong và sau thời kỳ dịch bệnh.

Trong quý 3/2021, TPBank đã tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 11.716 tỷ đồng, thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Bên cạnh đó, tổng huy động của ngân hàng tính đến cuối tháng 9 đạt 230.644 tỷ đồng, tăng 24,73% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt xấp xỉ 4% kế hoạch cả năm.

Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu thưởng, cổ phiếu từ... lợi nhuận chưa phân phối... là phương pháp quen thuộc mà đa số các ngân hàng áp dụng. Để kịp tăng vốn phục vụ trước tiên là các tiêu chuẩn theo quy định, sau đó là cân bằng các chỉ số phát triển....

Muốn thực hiện được phương pháp này, vài năm trước kỳ tăng vốn, đương nhiên các ngân hàng phải báo lãi lớn bằng mọi giá. Từ đó hình thành nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Sau đó đưa ra đại hội đồng cổ đông để phê chuẩn việc chia lãi bằng cổ phiếu tăng vốn. 

Các cổ đông ngân hàng - thường là một nhóm nhỏ chủ đầu tư chiếm phần lớn nhất - sau đó sẽ đưa cổ phiếu này lên giao dịch tại sàn chứng khoán.

Như vậy, nếu lãi "báo sổ" của các ngân hàng được cơ quan kiểm toán và NHNN "công nhận", thì cổ phiếu tăng vốn sẽ được chuyển hóa một cách vô cùng hợp pháp thành tiền thật, từ giao dịch chứng khoán.

Tức là, lãi "báo sổ" ấy, ngoài việc được ghi nhận thật trên sổ sách, cũng hoàn thành quy trình để trở thành tiền mặt.  

Theo Đời sống
back to top