Thế giới Di động và kiểu kinh doanh bất nhất: Lãi 3.006 tỷ đồng và scandal “xin” tiền thuê nhà

Thế giới Di động ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 8 tháng năm 2021 là 78.495 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ). Lợi nhuận sau thuế là 3.006 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020). Kèm theo đó là scaldan đơn phương giảm giá thuê mặt bằng.

Lãi lớn trong dịch bệnh

Riêng trong tháng 8, Thế giới Di động vẫn duy trì được hơn 6.500 tỷ đồng doanh thu và 222 tỷ đồng lợi nhuận.

Từ tháng 8.2021, MWG cho biết bị đóng cửa 70% số điểm bán của Thế giới Di động/Điện Máy Xanh, khoảng 50% số cửa hàng tại các tỉnh thành giãn cách. Do vậy, sụt giảm doanh thu của MWG sẽ ghi nhận trong kỳ báo cáo sau.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 78.495 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ (trong đó doanh thu bán online là hơn 7.540 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ). Lợi nhuận sau thuế đạt 3.006 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.

Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu và 63% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm. Bằng khả năng kinh doanh nhạy bén và nắm bắt mọi cơ hội bán hàng thông qua công nghệ, MWG đã vượt qua các khó khăn dịch bệnh bùng phát và giãn cách xã hội.

Nhấn mạnh vào thông tin lãi xuyên qua dịch bệnh của MWG là để bắt nhịp vào một scaldan cũng do chính doanh nghiệp này chủ động tạo ra.

Theo đó, ngày 2/8/2021, MWG gửi công văn tới các chủ cho thuê mặt bằng. Theo đó thông báo: Không tính tiền thuê mặt bằng 70% với các tháng bị hạn chế kinh doanh và 100% với các tháng bị buộc ngưng kinh doanh. Thời gian áp dụng từ tháng 1/1 tới 1/8/2021.

MGW đề nghị tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng thuê nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng buộc cửa hàng phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng.

Tới ngày 6/10, MGW phát tiếp công văn gửi các chủ cho thuê mà doanh nghiệp này trịnh trọng gọi là "quý đối tác mặt bằng”, nội dung thúc chủ thuê phải trả lời trước 25/10 các nội dung công văn ngày 2/8. Rằng có đồng ý giảm tiền thuê theo yêu cầu của MGW hay không ?.

MGW nhấn mạnh, trường hợp chủ thuê không có phản hồi, thì sẽ tự động thực thi việc giảm tiền như đã thông báo tại công văn ngày 2/8. Và "sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp đồng thuê theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký".

Ngôn ngữ trong cả hai công văn của MWG rất lịch sự, nhưng tinh thần thể hiện rõ ràng: không có chuyện MWG “nhân nhượng” với các chủ thuê.

Ranh giới giữa lợi nhuận và đạo đức

Cả hai công văn đều được ký bởi Giám đốc bán hàng toàn quốc của MGW – ông Quách Vĩnh Nam.

Tuy nhiên, tinh thần đàm phán (mà cư dân mạng đánh giá là đầy… gây hấn với đối tác cho thuê nhà) này, chắc chắn phải phát đi từ chủ MGW - ông Nguyễn Đức Tài.

Cần nhắc lại, từ đề nghị cấn trừ tiền thuê nhà thanh toán trước đó, cho thấy thông tin về doanh thu và lợi nhuận do MGW công bố đã được hạch toán đủ chi phí tiền thuê nhà, đúng theo mức ký tại các hợp đồng.

Tức là, MGW đã đạt lãi khủng ngay trong khủng hoảng, mà không phụ thuộc vào giảm chi phí thuê nhà.

Do vậy, sẽ thật khó tin việc đơn phương giảm tiền thuê nhà (trong thời gian 8 tháng và sẽ kéo dài thêm) mà MGW đưa ra, là căn cứ vào khó khăn do dịch bệnh và giãn cách mà doanh nghiệp này gặp phải.

Nhưng đó lại chính là lý do mà MGW đưa ra với khách hàng để biện minh cho việc đơn phương giảm giá thuê.

Cụ thể, tại công văn ngày 2/8, MGW cho biết:“….việc phải đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng đã làm cửa hàng chúng tôi không phát sinh doanh thu hoặc doanh thu sụt giảm nhiều. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty”.

Thông tin bổ sung, theo mục 4 của chính công văn này, thì MGW đã đàm phán và “đạt được thỏa thuận giảm giá theo công văn số 1506/2021/TGDĐ-ĐMX ký ngày 15/06/2021”. 

Tức là, việc đơn phương giảm giá của MGW chỉ áp dụng với các chủ cho thuê không phản hồi, hoặc không đồng ý với đề nghị giảm giá mà doanh nghiệp này đưa ra.

Cần nói rõ, pháp luật dân sự về hợp đồng cho phép bên thuê có thể không phải thanh toán tiền thuê nhà, nếu rơi vào các trường hợp bất khả kháng.

Điều này giải thích vì sao trong công văn ngày 2/8, MGW đã tổ chức thông tin theo hướng việc giảm tiền thuê có thể căn cứ vào trường hợp này.

Thực tế, MGW cũng đã thực hiện thông báo để bên cho thuê được biết. Thậm chí, doanh nghiệp đã vận dụng quy định về quyền đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo khoản 1, điều 420, Bộ luật Dân sự 2015.

Tất nhiên, đối diện với dịch bệnh và giãn cách, các chủ cho thuê mặt bằng đã sẵn sàng tâm lý giảm tiền thuê cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhưng giảm ở mức như thế nào, thì lại là chuyện đàm phán của hai bên.

Trong trường hợp của MGW, rõ ràng doanh nghiệp này đã giành cho mình quyền ấn định mức giảm tiền thuê.

Và cũng rõ ràng không kém, việc giảm ấy thực hiện khi MGW đang tuyên bố… lãi lớn.

Một hi vọng của các chủ cho thuê mặt bằng mà MGW buộc phải đưa vào công văn đơn phương giảm tiền thuê, là nếu không đồng ý với mức giảm, thì doanh nghiệp này sẽ tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng thuê nhà.

Trong trường hợp này, nếu tinh ý, căn cứ vào các quy định pháp luật dân sự, các chủ cho thuê có thể buộc MGW phải thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho đến khi hợp đồng chấm dứt.

Sẽ là thảm họa thực sự cho MGW, nếu số lượng lớn chủ của gần 2.000 cửa hàng mà doanh nghiệp này tuyên bộ phải hạn chế kinh doanh, hay đóng cửa… liên kết lại với nhau, và từ chối cho thuê tiếp.

Đẳng cấp của chủ MGW - ông Nguyễn Đức Tài – là không cần bàn cãi, khi nhìn vào tầm vóc của doanh nghiệp này.

Và sự lọc lõi thương trường của ông cũng thể hiện, rất rõ ràng, khi tạo ra một tình thế đầy tính toán, vừa tuyên bố lãi lớn, và vừa “cưỡng chế” tiền thuê nhà.

Người kiếm tiền giỏi có thể tài năng, nhưng không nhất thiết phải có lòng tự trọng. Với lương tâm, họ sẽ khó kiếm tiền, do không thể bất chấp tất cả để gây hại cho người khác– chân lý ấy liệu có thể đúng trong trường hợp này?

Theo Đời sống
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top