Tên lửa nào của Nga “hóa vàng” hệ thống phòng không Patriot Ukraine?
Tiến Minh (Theo Bulgarian Military)
Quân đội Nga đã bất ngờ dùng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không Patriot tầm xa của Ukraine, ở vùng Dnipropetrovsk, cách trận địa phóng 250 km.
chia sẻ
Ngày 9/10, Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn video ghi lại cảnh hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Ukraine bị tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga phá hủy. Được biết, địa điểm hệ thống tên lửa phòng không Patriot bị phá hủy là gần Pashna Barka, thuộc vùng Dnipropetrovsk, cách trận địa phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M ở Nga khoảng 250 km.
Qua video mà Bộ Quốc phòng Nga công bố có thể thấy, vị trí trận địa phòng không nằm ở khu vực trống trải và bố trí 4 bệ phóng tên lửa đánh chặn, 1 radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-65, 1 trạm điều khiển chiến đấu AN/MSQ-104, đài điều khiển và 1 trạm phát điện di động EPP.
Sau khi phát hiện mối đe dọa, lực lượng phòng không Ukraine đã phóng 2 tên lửa nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo Iskander-M, nhưng việc đánh chặn không thành công. Cuộc giao tranh này kết thúc với thất bại của Ukraine, với việc đài radar AN/MPQ-65, trạm điều khiển chiến đấu AN/MSQ-104 và một bệ phóng tên lửa bị phá hủy.
Đánh giá từ trận đánh này, lực lượng phòng không Ukraine gặp vấn đề rất lớn. Do số lượng hệ thống tên lửa phòng không Patriot các nước phương Tây cung cấp không nhiều, nên họ cần thận trọng khi sử dụng những vũ khí phòng không quý giá này, hơn là bố trí trận địa phòng không ở đây một cách lộ liễu ở những khu vực trống và không hề ngụy trang.
Video kết quả hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố dường như được quay trong ngày. Trong video có thể thấy rõ bệ phóng tên lửa đánh chặn, radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-65 và trạm điều khiển chiến đấu AN/MSQ-104 được bố trí ngay giữa “đồng không mông quạnh”.
Việc Nga có thể quay được video trực quan về kết quả trận đánh trên đã nói lên điều đó; ngược lại, Quân đội Ukraine không biết đến sự tồn tại của UAV trinh sát tầm trung của Nga. Điều này cho thấy, đoạn phim được quay bởi một UAV trinh sát có tính năng tàng hình và khả năng chống nhiễu mạnh mẽ.
Điều đáng chú ý là quỹ đạo phóng của tên lửa phòng không Patriot khá thấp, điều này có thể cho thấy tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M không gặp khó khăn trong việc xác định quỹ đạo khi bay và có thể thực hiện các động tác né tránh khi tiếp cận mục tiêu.
Theo các nguồn tin Nga, sau khi được phóng, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M sẽ bay lên độ cao 100 km, sau đó bắt đầu thực hiện các động tác lẩn tránh chuyên sâu trong quá trình lao xuống tiếp cận mục tiêu, khiến nó gần như không thể bị đánh chặn. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa Iskander-M phóng ra mồi nhử nhằm đánh lừa hệ thống radar của đối phương.
Hành động của kíp chiến đấu Ukraine đã kịp thời phóng đạn tên lửa Patriot để đánh chặn tên lửa Iskander-M, cho thấy tên lửa Iskander-M đã bị radar AN/MPQ-65 của hệ thống phòng không Patriot phát hiện.
Nhưng do tên lửa Iskander-M có tốc độ quá cao và thực hiện động tác cơ động lẩn tránh, nên đã dẫn đến thất bại trong việc đánh chặn của hệ thống Patriot; hoặc có thể do kỹ năng kíp chiến đấu tên lửa Patriot, nên đã đánh chặn không thành công.
Trong trận đánh vừa qua, điều khó hiểu là phía Ukraine đã triển khai hệ thống phòng không Patriot nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao Ukraine lại để những vũ khí quý hiếm như hệ thống tên lửa phòng không Patriot ở tầm mà Nga có thể dễ dàng tấn công?
Trong chiến thuật tập kích của Quân đội Nga vừa qua, họ thường phóng nhiều loại tên lửa hành trình khác nhau về phía Ukraine, nhưng nhiều tên lửa có mục đích thực sự không phải để tấn công mục tiêu, mà là để kích hoạt phản ứng từ hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine.
Mục đích thực sự của đợt tấn công đầu của Nga, đó là xác định các trận địa tên lửa phòng không của Ukraine, từ đó cho máy bay không người lái trinh sát tầm cao phát hiện mục tiêu. Sau đó họ mới sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M cho các cuộc tấn công chính xác tiếp theo.
Trong các cuộc tập kích đường không bằng tên lửa của Nga, thông thường lực lượng phòng không Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa phòng không tầm trung NASAMS hoặc IRIS-T để đối phó với tên lửa hành trình của Nga. Còn tên lửa phòng không Patriot để đối phó với máy bay ném bom chiến thuật của Nga, hoặc đánh chặn tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa siêu thanh.
Theo các blogger quân sự Nga, lý do Ukraine triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot ở Pashna Barka là để ngăn chặn máy bay Su-34, ném bom lượn trang bị mô-đun cánh lượn có điều khiển UMPK. Ngoài ra, Quân đội Nga còn có thể phát hiện trận địa của các hệ thống tên lửa phòng không Patriot, bằng cách theo dõi quỹ đạo phóng tên lửa từ các hệ thống radar trinh sát.
Nếu chế áp được các hệ thống phòng không Patriot của Ukraine, máy bay ném bom Su-34 của Nga có thể hoạt động sát khu vực chiến tuyến; từ đó tấn công các mục tiêu của Ukraine ở khu vực Dnipropetrovsk và Pavlograd mà không sợ bị đe dọa. Nhất là hiện nay, Nga có loại bom lượn có tầm bay tới 120 km. (Nguồn ảnh: Sputnik, TASS, Kyiv Independent).
Video ghi lại vụ việc Iskander-M Nga tập kích tổ hợp Patriot của Ukraine ở Dnipropetrovsk. Video: RiaNovosti.
Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, ở Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.
Hầu hết các tài sản Hùng trộm cắp được đều do chủ phương tiện quên không rút chìa khóa. Mỗi phương tiện, Hùng bán được với giá từ 3,8 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng.
Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sẽ diễn ra vào lúc 19h ngày 29/11, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Năm nay, Giải thưởng tăng cả về số lượng và chất lượng các tác phẩm đạt giải.
Theo kế hoạch vừa ban hành, từ ngày 15/12/2024 đến hết 15/3/2025, Hà Nội tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm hình sự xét xử 2 bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020-2025.