Tàu đổ bộ Thường Nga -5 (Trung Quốc) hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng

(khoahocdoisong.vn) - Cơ quan Vũ trụ Bắc Kinh bắt đầu dự án thu thập đất đá từ bề mặt Mặt Trăng bằng xe robot và đưa vật liệu này trở lại Trái Đất, một kỳ tích chỉ có hai quốc gia thực hiện được trong các sứ mệnh vũ trụ cách đây gần 50 năm.

Thử nghiệm công nghệ robotic

Chang'e-5 (Thường Nga-5), tàu robot sứ mệnh của Cục Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) được phóng lên từ Sân bay Trung tâm Vũ trụ Văn Xương vào sáng sớm ngày 23/11, bằng tên lửa vận tải  mang tên Long March-3 (Vạn lý Trường Chinh-3) - loại tàu vận tải lớn nhất của Trung Quốc lên Mặt Trăng.

Ngoài việc thu thập đất đá Mặt Trăng, vật liệu để các nhà khoa học tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử của Mặt Trăng, sứ mệnh này cũng là cuộc thử nghiệm công nghệ robotic của Trung Quốc, khi các nhà khoa học quốc gia này, bằng phương pháp điều khiển từ xa thu thập và cất giữ các mẫu đất đá. Đây cũng nhằm chuẩn bị cho các nhiệm vụ phức tạp hơn.

Trung Quốc phóng tên lửa vận tải mang theo tàu đổ bộ Chang'e-5 (Thường Nga-5) lên Mặt Trăng.

Theo Space.com, tàu vũ trụ của Trung Quốc, có trọng lượng 18.100 pound (8.200kg), tiếp cận quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng ngày 28/11, thực hiện công tác chuẩn bị cho sứ mệnh.

Ngày 30/11, cơ quan quản lý không gian của Trung Quốc tách thành công môđun tàu đổ bộ khỏi môđun tàu vũ trụ, đang bay trên quỹ đạo Mặt Trăng.

Ngày 1/12, Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết, tàu đổ bộ vũ trụ Chang'e-5 hạ cánh thành công lên Mặt Trăng.

Ảnh chụp từ tàu đổ bộ Chang'e-5 (Thường Nga-5) bề mặt Mặt Trăng.

Ảnh chụp từ tàu đổ bộ Chang'e-5 (Thường Nga-5) bề mặt Mặt Trăng.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc thông báo: “Tàu đổ bộ Chang’e-5 hạ cánh thành công bằng tên lửa - vào lúc 9:58 am ngày 1/12 theo múi Giờ miền Đông, hoàn thành quá trình đổ bộ gần khu vực núi lửa Mons Rumker trên Mặt Trăng”.

Tàu đổ bộ Chang'e-5 (Thường Nga-5) hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng.

Cuộc diễn tập cho khám phá tương lai

Nếu thành công quay trở về Trái Đất, sứ mệnh của Trung Quốc sẽ là sứ mệnh đầu tiên lấy mẫu Mặt Trăng và mang về Trái Đất kể từ năm 1976, khi tàu không người lái Luna của Liên Xô cũ thu thập đất từ bề mặt Mặt Trăng.

Tàu đổ bộ vũ trụ Chang’e-5 hiện bắt đầu giai đoạn tiếp theo của sứ mệnh là khoan xuống bề mặt Mặt Trăng khoảng 2m và thu thập 2kg vật liệu, đưa vào vào phương tiện vận tải và phóng lên, kết nối với tàu vũ trụ môđun chính, đang bay trên quỹ đạo Mặt Trăng để quay trở lại Trái Đất.

Clive Neal, một nhà địa chất học tại Đại học Notre Dame ở Indiana cho biết, sau khi tiếp cận bề mặt, xe robot trong khoảng thời gian một ngày Mặt Trăng - khoảng một 2 tuần trên Trái Đất - thu thập 4 pound đá, đất và bụi Mặt Trăng, đặt mục tiêu tránh "nhiệt độ quá cao qua đêm có thể làm hỏng thiết bị điện tử".

Điều phối viên nghiên cứu tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Jampes Carpenter bình luận: “Sau khi thu thập đất đá, robot sẽ quay trở lại tàu vũ trụ không gian, bay ở chế độ chờ trên quỹ đạo và sau đó tàu vũ trụ sẽ quay trở lại Trái Đất. Đây là cuộc diễn tập cho việc khám phá con người trong tương lai. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là thực hành cho sứ mệnh Mặt Trăng có người lái được đặt ra vào năm 2030”.

Phần lớn các mẫu sẽ được lưu trữ tại Đài Quan sát Thiên văn Quốc gia của Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh, mặc dù vẫn chưa rõ, có mẫu nào sẽ được gửi cho các nhà nghiên cứu ở nước ngoài hay không?

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) kêu gọi Bắc Kinh chia sẻ dữ liệu với “cộng đồng khoa học toàn cầu”, trong khi ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) thông báo về vụ phóng và cho biết đang theo dõi tàu Trung Quốc bằng mạng Estrack.

Mặt Trăng hiện lại trở thành tâm điểm mới cho việc nghiên cứu và khám phá không gian, một số cơ quan không gian lên kế hoạch cho những sứ mệnh đổ bộ lên Mặt Trăng bằng cả các phương tiện có và không có người lái trong những năm tới.

NASA hiện có kế hoạch khởi động sứ mệnh Artemis -3 tháng 10/2024, tiếp nối thành công đáng tự hào về chuyến hạ cánh có người lái đầu tiên Apollo 17 vào năm 1972. Cả Trung Quốc và Mỹ đều đang phát triển những dự án không gian dài hạn hơn, bao gồm cả việc xây dựng các tiền đồn trên Mặt trăng với thời gian lưu trú lâu dài của con người.

Năm 2020, NASA đã công bố kế hoạch xây dựng Trại Căn cứ Artemis, Cơ quan  Trung Quốc cũng cho biết có kế hoạch xây dựng một trạm nghiên cứu ở cực Nam Mặt Trăng cuối thập kỷ này.

Theo RT
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
back to top