<div> <table class="picture nocaption"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tang thoi gian cach ly anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/06/znews-photo-zadn-vn_thurm1.jpg" title="Tăng thời gian cách ly ảnh 1" /></td> </tr> </tbody> </table> <p>Chiều tối 5/5, Bộ Y tế ban hành quy định mới về cách ly tập trung cho người nhập cảnh vào Việt Nam. Thời gian cách ly tập trung được điều chỉnh từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày liên tục kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARS-CoV-2. Những người này được lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 14 và 20 trong thời gian cách ly tập trung.</p> <p>Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Để đảm bảo an toàn cho cộng đồng tránh được sự lây nhiễm SARS-CoV-2 từ những người có tiếp xúc gần các ca bệnh, sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia về dịch tễ học và virus học, Bộ Y tế quyết định sẽ kéo dài thời gian cách ly tập trung đối với những người có tiếp xúc gầnf các ca bệnh dương tính và trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam”.</p> <p>Việt Nam không phải quốc gia duy nhất kéo dài thời gian cách ly tập trung cho người nhập cảnh từ 14 lên 21. Mốc 21 ngày cũng được Ấn Độ lựa chọn là thời gian phong tỏa toàn quốc từ nửa đêm 25/3 khi dịch Covid-19 bùng phát. Con số 14 hay 21 đều được đưa ra dựa trên chu trình lây nhiễm, đặc tính của virus SARS-CoV-2.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tang thoi gian cach ly anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/06/znews-photo-zadn-vn_covid_19_zing_20.jpg" title="Tăng thời gian cách ly ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Người cách ly tại nhà phải được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7 sau khi hoàn thành cách ly tập trung. Ảnh minh họa: <em>Chí Hùng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Tăng thời gian cách ly tập trung vì số ca mắc Covid-19 tăng vọt và biến chủng mới</h3> <p>Việt Nam đang phải đối mặt 2 mối lo bùng phát dịch Covid-19 cùng lúc. Thứ nhất là từ những ca nhập cảnh. Nguồn lây nhiễm trung gian chính là các khách sạn, khu vực cách ly tập trung.</p> <p>Nếu không đảm bảo nguyên tắc phòng dịch, đây sẽ là nơi chuyển tiếp trung gian khiến virus từ người nhập cảnh xâm nhập ra cộng đồng. Và chúng ta đang chứng kiến điều này trong các ca mắc Covid-19 mà nguồn lây là chuyên gia Trung Quốc, chuyên gia Ấn Độ, cùng cách ly tập trung tại khách sạn Như Nhuyệt 2, Yên Bái.</p> <p>Đến nay, 3 trường hợp được ghi nhận sau khi kết thúc cách ly tập trung. Nghĩa là họ hoàn thành 14 ngày cách ly, xét nghiệm 2-3 lần âm tính. Tuy nhiên, khi trở về nơi cư trú, những người này lại có kết quả xét nghiệm dương tính.</p> <p>Thứ hai là ca mắc Covid-19 không rõ nguồn lây trong cộng đồng. Trên thực tế, việc mất dấu F0 đã từng xảy ra từ đợt bùng phát tại Hải Dương hồi năm 2020.</p> <p>Bên cạnh đó, các ca mắc Covid-19 ghi nhận gần đây nhiễm biến chủng kép từ Ấn Độ và biến chủng dễ lây lan từ Anh. Điều này càng khiến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam thêm phức tạp. Bài toán khó lúc này là quản lý người khỏi bệnh, hết thời gian cách ly để đảm bảo virus không lọt ra ngoài cộng đồng.</p> <p>Việc tăng thời gian cách ly tập trung là một trong những biện pháp giảm rủi ro trong lúc này.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tang thoi gian cach ly anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/06/znews-photo-zadn-vn_hong_kong.jpeg" title="Tăng thời gian cách ly ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Nhân viên y tế ở Singapore đưa nhóm người nhập cảnh về cơ sở điều trị, cách ly tập trung tại ký túc xá Westlite Woodlands, sau khi họ có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Ảnh: <em>Reuters.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Vài ngày trước, Singapore cũng ban hành quyết định cách ly tập trung đủ 21 ngày với hầu hết khách du lịch đến, tái áp dụng biện pháp phòng dịch chặt chẽ hơn như giãn cách xã hội, đóng cửa phòng gym.</p> <p>Quy định cách ly tập trung đủ 21 ngày áp dụng cho hầu hết hành khách nhập cảnh từ ngày 29/4, ngoại trừ người từ châu Úc, Brunei, Trung Quốc, New Zealand, Đài Loan, Hong Kong, Macau (Trung Quốc).</p> <p>Theo <em>SCMP,</em> hành khách đến từ Ấn Độ, Anh, Nam Phi, Bangladesh, Pakistan, Nepal và Sri Lanka, nằm trong nhóm nguy cơ cao. Ngoài ra, người nhập cảnh từ Cộng hòa Fiji, Việt Nam sẽ cách ly tập trung đủ 14 ngày, 7 ngày sau cách ly tại nhà.</p> <p>Quốc đảo cũng đang phải vật lộn với sự lây lan nhanh của biến chủng kép từ Ấn Độ với 10 người nhiễm chủng B.1.617.2. Theo số liệu từ giới chức y tế Singapore, 8 người nhiễm biến chủng B.1.3.51 từ Nam Phi, 8 ca nhiễm biến chủng B.1.1.7, B.1.252 từ Anh. Ba bệnh nhân khác nhiễm biến chủng P1 tại Brazil.</p> <p>Theo <em>Reuters</em>, cuối năm 2020, Hong Kong cũng ban hành quy định tăng thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày, áp dụng cho tất cả hành khách nhập cảnh từ bên ngoài Trung Quốc. Quyết định này đưa ra sau khi Hong Kong chứng kiến sự gia tăng ca nhiễm biến chủng P1 từ Nam Phi.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tang thoi gian cach ly anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/06/znews-photo-zadn-vn_5lapocpwvvon3pvauys7ae6bve.jpg" title="Tăng thời gian cách ly ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Một phụ nữ đeo khẩu trang xếp hành lý tại sân bay quốc tế Hong Kong, Trung Quốc, ngày 20/10/2020. Ảnh: <em>Reuters.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Giới chức trách Hong Kong cũng cấm nhập cảnh với hành khách từ Nam Phi, Anh và người từng đến Nam Phi trong vòng 21 ngày. Để nhập cảnh vào Hong Kong, những hành khách không thuộc diện bị cấm phải cách ly tập trung đủ 21 ngày ở các khách sạn do giới chức y tế nơi này chỉ định.</p> <p>“Chúng tôi đưa ra quyết định này do nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ của dịch Covid-19 trên toàn cầu, biến chủng nCoV mới ngày càng được tìm thấy ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Chúng tôi phải đưa các biện pháp quyết liệt ngay lập tức để đảm bảo không để lọt bất kỳ trường hợp nào đặc biệt, ủ bệnh dài hơn 14 ngày", một phát ngôn viên từ giới chức Hong Kong trả lời phỏng vấn của <em>Reuters</em>.</p> <p>Tương tự Hong Kong, Singapore, theo <em>IAG, </em>từ ngày 21/12/2020, cơ quan y tế Macau (Trung Quốc) yêu cầu người đến từ Hong Kong và bất kỳ nơi nào bên ngoài Đài Loan, Trung Quốc, đều phải cách ly tập trung đủ 21 ngày thay vì 14 ngày như trước đó dù nơi này không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới từ 26/6/2020. Nguyên nhân của quy định mới là ứng phó trước mối nguy từ biến chủng virus mới B.1.1.7.</p> <h3>"21 ngày là thời gian an toàn"</h3> <p>Hồi tháng 3, giới chức Ấn Độ ban hành khẩn cấp lệnh phong tỏa toàn đất nước vì số ca mắc Covid-19 tăng vọt. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất quốc gia này phong tỏa với quy mô toàn quốc. Thời gian phong tỏa là 21 ngày kể từ 25/3.</p> <p>Trên thực tế, cách ly 21 ngày đã được thảo luận trong bối cảnh Ebola bùng phát trên thế giới cách đây vài năm và tính toán dựa trên thời gian ước tính virus ủ bệnh trên người. Thời gian 21 ngày được đưa ra từ các phân tích về dữ liệu bùng phát dịch bệnh trong quá khứ và hiện tại.</p> <p>Tờ <em>The Hindu </em>dẫn lời ông K. Kolandasamy, Giám đốc Y tế của bang Tamil Nadu, Ấn Độ: "Về mặt dịch tễ học, virus SARS-CoV-2 có thời gian ủ bệnh (từ khi virus xâm nhập cơ thể đến lúc bắt đầu triệu chứng) là 14 ngày. Đây là lý do vì sao ban đầu có mốc này. Việc chúng ta phong tỏa, giãn cách, cách ly tập trung trong 21 ngày là để phần virus còn sót lại bị tiêu diệt hoàn toàn. Ba tuần là thời gian để chắc chắn bạn an toàn".</p> <p>Trong báo cáo đăng trên tạp chí <em>Annals of Internal Medicine </em>vào tháng 3/2020, nhóm chuyên gia tại Đại học Massachusetts Amherst, Mỹ, có nêu: "Tính toán thời gian ủ bệnh trung bình của nCoV là 5 ngày. Hơn 97,5% bệnh nhân có triệu chứng trong vòng 11,5 ngày kể từ khi nhiễm virus". Vì thế, con số 14 ngày được đưa ra nhằm khẳng định một người có còn nhiễm virus hay không.</p> <p>Tuy nhiên, biến chủng của virus xuất hiện ngày càng nhiều với những đặc tính dễ lây lan hơn. Điển hình là biến chủng B.1.1.7 từ Anh, vòng lây nhiễm của nó chỉ mất 3 ngày. Trong khi đó, những chủng cũ mất 5-6 ngày.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tang thoi gian cach ly anh 5" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/06/znews-photo-zadn-vn_6051d7c0fe6a340019acf0aa.jpg" title="Tăng thời gian cách ly ảnh 5" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Nhân viên mặc đồ bảo hộ giám sát tại lối vào văn phòng Ngân hàng HSBC Hong Kong khi nơi này buộc phải đóng cửa vì dịch Covid-19. Ảnh: <em>AFP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo giới chức y tế Singapore, “tăng thời gian cách ly tập trung và tái thiết lập các biện pháp giãn cách xã hội nhằm phá vỡ chuỗi lây truyền của virus” trước tình hình số ca mắc Covid-19 đang tăng lên nhanh chóng ở thành phố.</p> <p>Trên thế giới và tại Việt Nam, cơ quan y tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp có thời gian ủ bệnh dài hơn 14 ngày, tái dương tính. Thậm chí, một số ca ủ bệnh lên tới 21 ngày. Do đó, việc tăng thời gian cách ly nhằm giảm thiểu rủi ro lọt virus ra ngoài cộng đồng.</p> <p>Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khi tất cả người nhiễm nCoV được vây lại và cách ly trong vòng 21 ngày, ngành y tế có thể kiểm soát được tình hình, không để virus lây lan âm thầm trong cộng đồng.</p> <p>"Dù SARS-CoV-2 có biến chủng như thế nào đi nữa thì chúng vẫn là virus hô hấp và không bao giờ lọt qua được lớp chắn của khẩu trang. Trong thời gian thực hiện cách ly, người dân phải luôn luôn mang khẩu trang và rửa tay sát khuẩn. Nhất là khi virus có tốc độ lây lan đến 70%, người cách ly cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định giãn cách, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly", bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <div class="z-widget-corona"> <div class="z-corona-header"> <h3>Cập nhật tình hình Covid-19</h3> <a href="https://zingnews.vn/dich-viem-phoi-corona.html?utm_source=self&utm_medium=web&utm_campaign=corona_haiduong"><span>Xem chi tiết</span> </a></div> <div class="z-corona-info"> <div class="z-info-total"> <div class="z-total-header">Lây nhiễm cộng đồng tính từ <b>29/4/2021</b></div> <div class="z-total-desc"><span>64</span><span class="z-cases">CA NHIỄM</span></div> </div> <div class="z-info-detail"> <div class="z-detail-table"> <table> <tbody> <tr> <td>Tỉnh</td> <td>Hôm nay</td> <td>Tổng số ca</td> </tr> </tbody> </table> <table> <tbody> <tr> <td>Hà Nội</td> <td>8</td> <td>27</td> </tr> <tr> <td>Hà Nam</td> <td>0</td> <td>14</td> </tr> <tr> <td>Vĩnh Phúc</td> <td>0</td> <td>14</td> </tr> <tr> <td>Hưng Yên</td> <td>0</td> <td>2</td> </tr> <tr> <td>Đà Nẵng</td> <td>0</td> <td>2</td> </tr> <tr> <td>TP HCM</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Yên Bái</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Quảng Nam</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Đồng Nai</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Hải Dương</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> </tbody> </table> </div> </div> </div> </div> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tăng thời gian cách ly để phá vỡ chuỗi lây truyền của nCoV
Singapore, Hong Kong ban hành quy định kéo dài thời gian cách ly tập trung người nhập cảnh từ một số nơi. Con số 21 ngày cũng được Ấn Độ lấy làm thời gian phong tỏa toàn quốc.
Xem kết quả xét nghiệm, bác sĩ run người thấy hình ảnh "bóng ma mặt quỷ"
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Top hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2024
Năm 2024 đã chứng kiến không ít hiện tượng thiên văn kỳ thú, mang đến cho những người yêu thích bầu trời một loạt sự kiện đáng nhớ.
Bảo tàng 'kỳ lạ' nhất thế giới có gì đặc biệt?
Du khách muốn tham quan bảo tàng phải mặc đồ lặn, đeo bình dưỡng khí hoặc dùng ống thở để lặn xuống độ sâu từ 4 đến 8 mét, nơi các kiệt tác đang ẩn mình giữa làn nước biển trong vắt.
Ăn quá nhiều vật chất, hố đen lăn ra... "ngủ đông"
Một lỗ đen khổng lồ mất khoảng 10 triệu năm để nuốt trọn 40% khối lượng vật chất của thiên hà chủ rồi chìm vào giấc "ngủ đông" kéo dài 100 triệu năm.
Dự đoán tuần mới (23 - 29/12): 3 con giáp ngập trong tiền, giàu nhất thiên hạ
Bước sang tuần mới, 3 con giáp đón chờ nhiều điều mới, ngập tràn niềm vui và may mắn. Cuộc sống của họ khiến nhiều người ngưỡng mộ, ghen tị.
Giải mã bí ẩn: Loài chó thực sự nhìn thấy những thứ 'siêu nhiên'?
Với thính giác nhạy bén, chó dễ dàng phát hiện các âm thanh nhỏ như chuột chạy hoặc tiếng bước chân xa lạ.
Đang đi rẫy, bất ngờ nhặt được động vật "quý như vàng" trong Sách Đỏ
Trong lúc đi rẫy, anh Bùi Đức Duy, sống tại thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, đã phát hiện một con tê tê Java quý hiếm.
Nếu liều lĩnh liên lạc với người ngoài hành tinh, chuyện gì sẽ xảy ra?
Trong khi nhiều chuyên gia nỗ lực tìm cách liên lạc, gửi thông điệp tới người ngoài hành tinh thì một số nhà khoa học cảnh báo việc làm đó có thể dẫn tới hậu quả tồi tệ.
Hốt bạc tỷ khi đi dạo biển, ngư dân đụng trúng "báu vật" Trời ban nào?
Một ngư dân ở Scotland tên là Williamson đã tìm thấy "long diên hương" khi đi dạo dọc bãi biển với chú chó của mình.
'Quái thú' nuốt gà ăn mèo, cả làng náo loạn suốt đêm
Ngày 15/12, ở Phatthalung, Thái Lan, một đoạn clip ghi lại cảnh những người cứu hộ dùng gậy cố định đầu một con trăn và kéo nó ra khỏi chuồng gà trước khi bỏ vào bao tải.
Chấn động hơn 200 mật đạo dưới Vạn lý trường thành được phát hiện
Khám phá này không chỉ làm sáng tỏ bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành mà còn cho thấy sự thông minh trong kiến trúc quân sự của người xưa.