Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Năng lượng Tái tạo - Viện Năng lượng, thực trạng khai thác điện mặt trời trong thời gian qua cho thấy, tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời trong tương lai là rất lớn, dự kiến sẽ đạt 20.000MW vào năm 2030. Thậm chí, trong Quy hoạch điện VIII, Viện Năng lượng đã phân tích và dự kiến tiềm năng lớn phát triển năng lượng mặt trời mái nhà có thể lên tới gần 50.000MW. Do đó, bức tranh về tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời là rất lớn so với thực tiễn.
Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu nguồn và phân bổ nguồn của chúng ta chưa đồng đều, năng lượng mặt trời hiện chỉ tập trung chủ yếu ở Nam Trung Bộ, trong khi năng lượng than và dầu khí tập trung ở phía Bắc, còn thủy điện thì rải rác miền ở miền Trung và miền Bắc, dẫn tới việc trao đổi liên kết giữa các vùng miền rất phức tạp và nguồn chưa đủ cân đối. Bên cạnh đó, hệ thống lưới điện phân bố chưa đều, dẫn đến có trường hợp quá tải cục bộ, từ đó xuất hiện nhiều khó khăn trong vận hành.
Theo Tổng sơ đồ điện VIII, từ năm 2030 - 2045, nhu cầu điện năng rất lớn, trong khi năng lượng mặt trời sẽ có sự tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng, từ đó đặt vấn đề, cần phải có hệ thống lưu trữ, tích trữ điện, tạm gọi là các nhà máy thủy điện để tích trữ.