Cựu phi công tiêm kích Mỹ Ryan Bodenheimer từng lái F-15 sững sờ trước màn trình diễn của Su-57 tại triển lãm hãng không quốc tế Chu Hải và khao khát được lái máy bay chiến đấu tàng hình này.
chia sẻ
Trong đoạn video đăng trên kênh YouTube "Max Afterburner" ngày 1/3/2025, Ryan không giấu nổi sự thán phục khi Su-57 thực hiện một cú leo thẳng đứng rồi xoay vòng trên không - động tác Ryan gọi là “một cú xoay tuyệt đẹp”.
Là một phi công từng tham dự hơn 80 triển lãm hàng không trên toàn thế giới, Ryan không dễ dàng bị ấn tượng. Thế nhưng, màn trình diễn của Su-57 tại Triển lãm Hàng không Chu Hải đã khiến phi công tiêm kích Mỹ phải ngỡ ngàng.
Chiếc máy bay Ryan nhắc đến là phiên bản huấn luyện AT-50 của Su-57. Nó bay lượn trên bầu trời với độ linh hoạt đáng kinh ngạc, khiến các nhà quay phim vất vả theo kịp. “Cơ động khủng khiếp,” anh thốt lên, mô tả màn trình diễn kết hợp giữa động tác Pugachev Cobra – động tác ngoặt đột ngột với mũi máy bay dựng đứng – và Bell Maneuver, một cú dừng lơ lửng đầy ấn tượng.
Ryan đặc biệt chú ý đến màn hạ cánh ở độ cao thấp với dù hãm phanh. “Thật tuyệt vời,” anh công nhận – một lời khen hiếm hoi từ một phi công Mỹ dành cho một thiết kế của Nga, vốn được xem là đối thủ của F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Không phải ngẫu nhiên mà Su-57 xuất hiện tại Chu Hải. Đây là sự kiện hàng không lớn nhất của Trung Quốc, diễn ra từ ngày 25/2 đến 2/3/2025. Nga muốn dùng cơ hội này để phô diễn sức mạnh của Su-57, đồng thời thu hút các khách hàng tiềm năng, đặc biệt là Ấn Độ – quốc gia mà Rosoboronexport đã mời gọi tham gia sản xuất Su-57 từ triển lãm Aero India hồi tháng 2.
Dù hết lời khen ngợi khả năng cơ động của Su-57, Ryan vẫn giữ một chút hoài nghi. “Hiệu quả chiến đấu của nó vẫn chưa được chứng minh,” anh lưu ý, nhấn mạnh rằng Su-57 chủ yếu tỏa sáng trong các buổi trình diễn hơn là trên chiến trường.
Trên chiến trường, Su-57 xuất hiện lần đầu tại Syria năm 2018 trong một đợt thử nghiệm. Tại Ukraine từ năm 2022, nó chủ yếu phóng tên lửa từ xa thay vì tham gia không chiến trực diện. Hiện tại, Nga mới chỉ sản xuất khoảng 20 chiếc – con số chưa thể thay đổi cục diện, một số chuyên gia nhận định.
Tại Chu Hải, tiêm kích Su-57 thực hiện động tác "Cobra-Bell hybrid" – lao thẳng đứng rồi xoay tròn trên không – một kỹ thuật bắt nguồn từ thời Liên Xô, từng được Su-27 phô diễn năm 1989. “Nó dừng lại giữa không trung” - Ryan miêu tả, tưởng tượng nếu F-15 hay F-16 của Mỹ phải đối đầu với động tác này thì sẽ ra sao.
Dù Su-57 nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng hàng không, các chuyên gia phương Tây vẫn giữ thái độ hoài nghi. Báo cáo Lầu Năm Góc năm 2023 ước tính diện tích phản xạ radar (RCS) của Su-57 dao động từ 0,1 đến 1 m² – lớn hơn nhiều so với mức 0,0001 m² của F-22. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về khả năng tàng hình của nó.
Ngoài ra, Nga vẫn chưa trang bị được động cơ Izdeliye 30 như kế hoạch ban đầu. Thay vào đó, Su-57 vẫn dùng động cơ AL-41F1 – vốn chưa đạt được khả năng siêu hành trình (supercruise) lý tưởng cho một chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.
“Đây là một nền tảng đầy tiềm năng, nhưng không đạt chuẩn thế hệ thứ năm theo tiêu chí của Mỹ”, Kelly Grieco, cựu sĩ quan Không quân Mỹ tại Trung tâm Stimson nhận định. Về số lượng, Su-57 còn thua xa khi Mỹ đã sở hữu 180 F-22 và gần 1.000 F-35.
Triển lãm Chu Hải không chỉ là sân khấu cho Su-57 mà còn phản ánh sự cạnh tranh địa chính trị. Trung Quốc, nước chủ nhà, cũng đang phát triển tiêm kích tàng hình J-20, khiến Mỹ phải dõi theo. Với Ấn Độ, Su-57 có thể là lựa chọn đáng cân nhắc để bổ sung vào lực lượng không quân, dù nước này vẫn đang cân nhắc giữa việc mua Su-57E hay tiếp tục hợp tác với Mỹ trong dự án F-16.
“Đây không chỉ là câu chuyện quân sự, mà còn là thương mại,” chuyên gia Peter Singer nhận xét. “Su-57 có thể chưa chứng minh được sức mạnh chiến đấu vượt trội, nhưng nó thực sự là một cỗ máy mà các phi công đều muốn lái”.
Vậy, liệu Su-57 có thể thực sự làm nên chuyện trên chiến trường, hay chỉ là một con "ngựa chiến" thu hút sự chú ý trên các sân khấu triển lãm? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng một điều chắc chắn: Su-57 đang dần thay đổi cách nhìn của phương Tây về sức mạnh hàng không Nga.
Các ứng dụng AI vẫn bị lo ngại có làm lung lay cơ hội làm việc tương lai của các tân sinh viên hiện nay hay không. Theo trang web tài chính "Money Talks News", có 11 ngành nghề AI khó lòng thay thế.
Mẫu xe bán tải điện Tesla Cybertruck Long Range 2025 mới sẽ cạnh tranh trực tiếp với các mẫu bán tải thuần điện khác như Ford F-150 Lightning, Chevrolet Silverado EV hay Rivian R1T.
Genesis X Gran Equator 2025 là một mẫu SUV địa hình sở hữu thiết kế đi trước thời đại, kết hợp với nội thất phong cách hoài cổ, đánh dấu hướng đi táo bạo từ thương hiệu Hàn Quốc.
Nếu là fan của dòng phim Transformers chắc chắn sẽ cảm thấy quen thuộc với chiếc Ford Mustang GT 2016 này từng xuất hiện trong series The Last Knight, hiện đang được chào bán.
Trong thế giới mạng xã hội đầy màu sắc và năng động, bộ ba KOLs đình đám Yên Đan, Emly và Tun Phạm đã và đang tạo nên những dấu ấn riêng biệt. Gần đây, trong livestream “Be Bold, Be Loved, Be a Queen” cùng Yamaha Janus.
Các nhiếp ảnh gia đã chụp được nhiều hình ảnh quý giá về tình hình chiến sự khốc liệt trong Chiến tranh thế giới 2 (1939 - 1945). Trong số này, cuộc chiến giữa phát xít Đức với Liên Xô gây tổn thất lớn.
Phường Sài Gòn của TP HCM sẽ được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích phường Bến Nghế và một phần phường Đa Kao, phường Nguyễn Thái Bình ở quận 1. Cùng điểm qua những điểm đến nổi bật tại phường đặc biệt này.
Trong Tây Du Ký, Ngọc Hoàng, từng là một người phàm, đã phải trải qua nhiều thử thách và khổ công tu luyện 1.750 kiếp. Sau 226.800.000 năm, Ngọc Hoàng tu hành đắc đạo và đứng đầu thiên đình.