Sức khỏe ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam như thế nào?

Tình trạng bệnh nhân ổn định, chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, với chẩn đoán Covid-19 không triệu chứng, nguy cơ thấp.

Thông tin từ Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, bệnh nhân được cách ly tại phòng riêng biệt và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

Trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam, bệnh nhân K.V.H.M có yếu tố dịch tễ là trở về từ Anh Quốc.

omicron-tai-vn.jpg
Bản đồ GISAID cập nhật ca nhiễm Omicron tại Hà Nội, Việt Nam

Ngày 20/12/2021 Trung tâm NCYH Việt - Đức (VGCARE) của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã tiến hành giải trình tự bộ gene SARS-CoV-2 nhiễm trên bệnh nhân này bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới sử dụng công nghệ Oxford Nanopore (ONT), kết quả là nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron.

Đến ngày 21/12/2021 nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu, giải trình tự lại cho bệnh nhân K.V.H.M kết quả được xác định bệnh nhân mang biến chủng Omicron (B.1.1.529)

Trước đó, trong tháng 9/2021, được sự phối hợp của Học viện Quân Y, Trung tâm đã nhận được hơn 2.000 mẫu gene di truyền RNA của các bệnh nhân dương tính SARS-COV2 ở TPHCM và Bình Dương.

cham-soc-bn-covid.jpg
Tính đến ngày 22/12/2021, Trung tâm NCYH Việt - Đức (VGCARE) đã đóng góp 40,8% dữ liệu từ Việt Nam trong cơ sở dữ liệu về gene của SARS-CoV-2.

Hơn 1.000 mẫu đã được giải trình tự, trong đó 834 mẫu đã được đăng tải lên GISAID, đây là một trang thông tin lưu trữ cung cấp dữ liệu bộ gene của virus cúm và coronavirus gây ra đại dịch Covid-19, cho phép toàn cầu truy cập để cập nhật, ứng phó với đại dịch.

Trong 1.000 mẫu được giải trình tự và xác định là biến chủng Delta. Chi tiết là có 821 người thuộc biến thể Delta - dòng Pango B.1.617.2.57 (AY57), 01 mẫu thuộc dòng AY.63, 03 mẫu AY.37, 08 mẫu AY.46.6 và 01 mẫu B.1.617.2.

Từ cuối tháng 11/2021, khi số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội tăng lên, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự được 47 bệnh nhân và đăng tải lên GISAID. Trong 47 mẫu bệnh nhân này, 44 mẫu là biến thể Delta - dòng AY.57 (giống đa số các mẫu đã được xác định từ TPHCM), 3 trường hợp là biến thể Delta - dòng AY.79 (B.1.617.2.79 - nguồn gốc từ Malaysia).

Tính đến ngày 22/12/2021, Trung tâm NCYH Việt - Đức (VGCARE) đã đóng góp 40,8% dữ liệu từ Việt Nam trong cơ sở dữ liệu về gene của SARS-CoV-2.

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top