Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao lớp vỏ ngoài này lại nóng hơn nhiều so với những gì ở bên trong. (Nguồn: KhoaHoc.tv) |
Điều làm cho các nhà khoa học bối rối là: vì nguồn nhiệt của mặt trời nằm ở tâm của mặt trời, nên nhiệt độ sẽ giảm khi di chuyển ra xa trung tâm. (Nguồn: Zing) |
Nhưng đây không phải là những gì các nhà khoa học quan sát được. Họ không giải thích được tại sao vành corona bao quanh mặt trời nóng hơn nhiều so với các tầng khí khác ở bên trong. (Nguồn: nasa.gov) |
Dù nóng như vậy, vành corona thường không được nhìn thấy do độ sáng gắt của mặt trời. (Nguồn: Tiền Phong) |
Ngay cả các công cụ tiên tiến cũng gặp khó khăn khi nghiên cứu vành corona mà không bị ánh sáng từ khắp bề mặt của mặt trời lấn át. (Nguồn: khoahocphattrien.vn) |
Vành corona được quan sát trong những lần xuất hiện hiếm hoi của nhật thực toàn phần, vốn đã mê hoặc con người nhiều thiên niên kỷ. (Nguồn: Báo Thanh niên) |
Lý thuyết ban đầu cho rằng sóng âm (hãy coi vật chất của mặt trời bị nén lại và giãn nở như đàn accordion) có nhiệm vụ khuấy động vành corona theo cách mà một con sóng có thể ném nước vào bờ với tốc độ cao. (Nguồn: Tinhte.vn) |
Nhưng các tàu thăm dò mặt trời không thể tìm thấy những con sóng mang đủ năng lượng để giải thích cho sức nóng của vành corona. (Nguồn: Báo Ninh Thuận) |
Vì vậy, trong gần 150 năm qua, vành corona vẫn là một trong những bí ẩn nho nhỏ nhưng khó chịu của khoa học. |
Các nhà khoa học khá chắc chắn rằng nhiệt độ họ quan sát được trên bề mặt mặt trời và trên vành corona là chính xác, và càng chắc chắn hơn về mặt vật lý học cơ bản rằng bạn càng ở xa nguồn nhiệt, như lửa trại, nhiệt độ càng giảm. (Nguồn: heraldo.es) |
Sự thật chắc chắn như vậy, nhưng lại không đưa ra được lời giải thích thỏa đáng. (Nguồn: KhoaHoc.tv) |
|
Mời quý độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ | VTV TSTC.